Hàng loạt dự án tại Khu kinh tế cửa khẩu CầuTreo chậm tiến độ do vướng mặt bằng

Đã tròn 2 năm trôi qua kể từ ngày Thủ Tướng Chính Phủ ra quyết định 162 ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo với những chính sách ưu đãi đặc biệt về đầu tư, thuế, tín dụng, đất đai… Thế nhưng, đến nay những lợi thế trên đây vẫn chưa thể phát huy bởi còn nhiều phần việc triển khai không được như mong đợi, trong đó đáng nói nhất vẫn là sự chậm trễ trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ...

Các phương tiện chờ làm thủ tục thông quan qua cửa khẩu Cầu Treo
Các phương tiện chờ làm thủ tục thông quan qua cửa khẩu Cầu Treo

Tính đến thời điểm hiện tại, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có 10 dự án xây dựng cơ bản đang triển khai thi công, 5 dự án đang triển khai kế hoạch đấu thầu, 9 dự án đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, với tồng số vốn lên hàng trăn tỷ đồng. Điều đáng nói, hầu hết công trình dự án đều chậm tiến độ, nguyên nhân cơ bản là do vướng mắc mặt bằng. Giá trị thanh quyết toán, giải ngân cho các công trình, dự án tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đến nay mới chỉ đạt 39,1% kế hoạc năm. Với kết quả gải ngân trên điều dễ nhận thấy hầu hết công trình, dự án nơi đây đang được triển khai với tốc độ “rùa bò”. Thậm chí, một số dự án đã phải dừng thi công bởi vướng mắc mặt bằng.

Đơn cử, dự án đường nối quốc lộ 8A vào khu tái định cư Hà Tân lẽ ra đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 10-2009. Vậy nhưng, do vướng phải mặt bằng nên công trình hiện cũng chưa thể bàn giao. Toàn tuyến có 38 hộ thì 37 hộ đã nhường mặt bằng, chỉ còn duy nhất một hộ đến nay vẫn không chịu nhận tiền đền bù. Theo chủ hộ, nguyên nhân là chính sách đền bù của chính quyền sở tại còn nhiều bất cập và tương xứng với những thiệt hại của người dân. Tương tự, tại địa điểm xây dựng hệ thống cổng kiểm soát, nhằm xác lập ranh giới giữa khu kinh tế với nội địa lẽ ra cuối năm nay công trình sẽ phải hoàn thành, thế nhưng hiện tại nhà thầu vẫn không có mặt bằng để thi công bởi chủ đầu tư chưa bàn giao xong mặt bàng.

Bản vẽ Dự án Qui hoạch xây dựng khu vực giữa hai cửa khẩu Cầu Treo (Việt Nam) và Nậm Pao (Lào)

Ông Trần Báu Hà - Trưởng BQL khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cho biết: “Trong thời gian qua, nhiều dự án tại Khu kinh tế cữa khẩu Quốc tế cầu treo chậm tiến độ là do không có mặt bàng để thi công. Nguyên nhân là do Hội đồng đền bù gải phóng mặt bàng huyện Hương Sơn chưa vào cuộc một cách quyết liệt. Mặt khác, các thành viên Hội đồng đền bù huyện chủ yếu là kiêm nhiệm nên chưa thật sự “mặn mà” với công tác đền bù, gải phóng mặt bằng. Nhằm giải quyết những vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bàng, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền huyện Hương Sơn, với mong muốn thời gian tới những bất cập trong quá trình xử lý, gải phóng mặt bằng ở Khu kinh tế cữa khẩu quốc tế Cầu Treo sẽ thuận lợi hơn.”

Những băn khoăn của Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là hoàn toàn dễ hiểu khi mà hiệu quả giải phóng mặt bằng không được như mong muốn. Trong khi áp lực xây dựng kết cấu hạ tầng để phục vụ nhiệm vụ kêu gọi đầu tư và tranh thủ các nguồn vốn lại đặt ra cấp thiết. Để thực hiện các dự án tại khu kinh tế Cầu Treo, trước mắt có khoảng gần 200 hộ buộc phải di dời hoặc nhường một phần mặt bằng. Trong một tương lai gần số hộ liên quan đến mặt bằng sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần. Điều này không chỉ đòi hỏi tinh thần nhập cuộc quyết liệt từ phía chính quyền địa phương mà còn cần đến sự tiếp sức của một hệ thống chính sách đồng bộ.

Có thể nói, nếu không bàn giao sớm mặt bằng để triển khai kịp thời các dự án thì khu kinh tế Cầu Treo sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội từ chính sách kinh tế cửa khẩu và chính sách kích cầu đầu tư của chính phủ, về lâu dài sẽ ảnh hướng đến môi trường đầu tư cũng như các kế hoạch kinh tế xã hội trên địa bàn. Để có mặt bàng bàn giao cho các đơn vị thi công, thời gian tới các cấp ủy chính quyền địa phương cần vào cuộc một cách mạnh mẽ hơn đồng thời, phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của huyện Hương Sơn và các xã liên quan. Mặt khác, huyện phải kiện toàn ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng, bố trí đội ngũ cán bộ đủ mạnh, tăng cường tuyên truyền vận động và kiên quyết xử lý đối với những trường hợp vi phạm.

Đọc thêm

Xứng danh "Doanh nghiệp vì người lao động"

Xứng danh "Doanh nghiệp vì người lao động"

Thực hiện đầy đủ chế độ theo quy định, đảm bảo việc làm, thu nhập cho công nhân, các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh đang nỗ lực để xứng đáng với danh hiệu “Doanh nghiệp vì người lao động”.