Hàng ngàn hộ nghèo được quỹ tín dụng "bơm" vốn phát triển sản xuất

(Baohatinh.vn) - 32 quỹ tín dụng nhân nhân (TDND) trên địa bàn Hà Tĩnh đều thể hiện sự chuyên nghiệp hóa trong quá trình hoạt động. Với tổng dư nợ đạt gần 2.115 tỷ đồng, Quỹ TDND thực sự là “bà đỡ” cho các mô hình kinh tế.

Hoạt động chuyên nghiệp

Quỹ TDND xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) ra đời năm 2002. 16 năm hình thành và phát triển, quỹ đã thể hiện rõ sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. 12 cán bộ, nhân viên hầu hết đã qua đào tạo bài bản, trụ sở khang trang, thiết bị hiện đại cùng các dịch vụ tiện ích đã mang đến sự hài lòng cho quý khách hàng.

Hàng ngàn hộ nghèo được quỹ tín dụng “bơm” vốn phát triển sản xuất

Hiện tổng nguồn vốn của Quỹ TDND xã Cẩm Thành gần 143 tỷ đồng, dư nợ gần 130 tỷ đồng

Bà Dương Thị Huyền – Giám đốc Quỹ TDND xã Cẩm Thành cho biết: “Chúng tôi đã triển khai các dịch vụ hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp như chuyển tiền điện tử trong nước, chi trả ngoại tệ. Đến thời điểm này, tổng nguồn vốn của quỹ đạt gần 143 tỷ đồng, dư nợ gần 130 tỷ đồng với 1.200 khách hàng đang vay vốn. Ngoài trụ sở chính, tháng 5/2017, quỹ còn thành lập phòng giao dịch tại xã Cẩm Thạch và đang thành lập phòng giao dịch tại xã Cẩm Vịnh. Nhờ đó, nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên".

Hàng ngàn hộ nghèo được quỹ tín dụng “bơm” vốn phát triển sản xuất

Liên minh HTX tỉnh phối hợp Trường Đại học Vinh mở lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Quỹ TDND

Không chỉ Quỹ TDND xã Cẩm Thành, hoạt động của 31 quỹ TDND còn lại đều thể hiện tính chuyên nghiệp cao. Nhìn chung, các quỹ đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, cho vay phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, các đơn vị còn tập trung cải cách thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, đơn giản hóa; chú trọng các dịch vụ gia tăng tiện ích cho khách hàng.

Đặc biệt, quy mô quỹ TDND không ngừng mở rộng, địa bàn hoạt động từ 2 – 3 xã. Từ đây, quỹ vừa tăng thành viên, nguồn vốn và có động lực nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong đó phải kể đến các đơn vị điển hình như: Quỹ liên xã Thiên - Vượng (Can Lộc), Quỹ Trung – Hạ - Nguyễn Du (TP. Hà Tĩnh), Quỹ Giang – Đồng – Tiến (huyện Kỳ Anh), Quỹ Kỳ Anh (TX. Kỳ Anh)…

"Bà đỡ” cho hàng nghìn mô hình kinh tế

Nhiều năm qua, HTX Thu mua và chế biến thủy hải sản Trung Khang (xã Kỳ Khang – Kỳ Anh) là đối tác quen thuộc của Quỹ TDND liên xã Khang Thọ. Bà Trần Thị Hà – Giám đốc HTX phấn khởi: “Đã nhiều lần chúng tôi tiếp cận Quỹ TDND vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Với hàng trăm triệu đồng được vay, HTX có cơ hội để mở rộng ngành nghề thu mua, chế biến thủy hải sản. Đến nay, doanh thu của HTX đạt trên 5 tỷ đồng/năm, lợi nhuận trên 500 triệu đồng”.

Hàng ngàn hộ nghèo được quỹ tín dụng “bơm” vốn phát triển sản xuất

HTX Thu mua và chế biến thủy hải sản Trung Khang (xã Kỳ Khang – huyện Kỳ Anh) là đối tác quen thuộc của Quỹ TDND liên xã Khang - Thọ

Quỹ TDND liên xã Cương Gián (Nghi Xuân) nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu khối Quỹ TDND toàn tỉnh. Tổng nguồn vốn hiện nay của đơn vị đạt trên 270 tỷ đồng, tổng dư nợ trên 230,2 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Trính – Chủ tịch HĐQT Quỹ TDND Liên xã Cương Gián nhớ lại: “Cách đây hàng chục năm về trước, cuộc sống người dân miền biển còn nghèo khó. Quỹ TDND đã "bơm" vốn cho người dân đầu tư phát triển kinh tế biển, chăn nuôi, xuất khẩu lao động... Đến nay, đời sống người dân tương đối khá giả, quỹ lại huy động được dòng tiền nhàn rỗi để tiếp sức cho các mô hình kinh tế trong và ngoài xã".

Hàng ngàn hộ nghèo được quỹ tín dụng “bơm” vốn phát triển sản xuất

Hệ thống Quỹ TDND Hà Tĩnh có 43.612 thành viên, tổng nguồn vốn đạt gần 2.369 tỷ đồng, tổng dư nợ gần 2.115 tỷ đồng

Tính đến thời điểm này, hệ thống quỹ TDND Hà Tĩnh có 43.612 thành viên tham gia, tổng nguồn vốn đạt gần 2.369 tỷ đồng, tổng dư nợ gần 2.115 tỷ đồng. Ông Nguyễn Ngọc Hùng – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh khẳng định: “Hệ thống quỹ TDND hoạt động đều tay và hiệu quả. Với lợi thế sát dân, gần dân, quỹ dễ dàng nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn. Từ đó, một mặt hỗ trợ người dân vay vốn, mặt khác tư vấn, định hướng hình thành, phát triển các mô hình kinh tế dựa trên tiềm năng, thế mạnh vùng miền. Nhờ nguồn vốn vay của quỹ, đã có hàng nghìn mô hình kinh tế ra đời, phát huy tiềm năng, khẳng định hiệu quả. Ngoài ra, người dân còn vay vốn phục vụ xuất khẩu lao động, đầu tư xây dựng nhà ở, hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống".

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.