Hành trình vận động và xây dựng hồ sơ UNESCO kỷ niệm năm sinh Lê Hữu Trác

(Baohatinh.vn) - Nhiều cứ liệu cho thấy, từ gần 100 năm trước, ảnh hưởng của Hải Thượng Lãn Ông đã vượt ra ngoài phạm vi châu Á. Nghị quyết của UNESCO và việc UNESCO tham gia kỷ niệm ngày sinh của Lê Hữu Trác càng khẳng định tầm vóc cùng những giá trị khoa học và nhân văn mà đại danh y để lại.

Trước hết cần nhấn mạnh rằng, việc đề xuất Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tham gia kỷ niệm danh nhân là việc mang tầm vóc quốc gia, chúng tôi chỉ tham gia với tư cách là cố vấn khoa học. Từ mấy năm trước, khi ở trong Ban Vận động và cố vấn xây dựng hồ sơ kỷ niệm 200 năm ngày sinh nữ sĩ Hồ Xuân Hương, tôi thường trao đổi với nhà nghiên cứu Trần Đình Tuấn về các danh nhân của Việt Nam xứng đáng được UNESCO tôn vinh thông qua việc tham gia kỷ niệm.

Hành trình vận động và xây dựng hồ sơ UNESCO kỷ niệm năm sinh Lê Hữu Trác

Phụ huynh và các em học sinh tham khảo tài liệu về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Chúng tôi đã tìm hiểu các tác giả Việt Nam có tầm ảnh hưởng thế giới và các tác phẩm Việt Nam được dịch ra nhiều thứ tiếng và nghiên cứu quốc tế nhiều nhất. Theo tiêu chí của UNESCO, các nhân vật được đề cử phải là những người có tầm ảnh hưởng lớn, còn các sự kiện phải mang tính phổ quát, phổ biến ít nhất là ở phạm vi khu vực. Đó là những nhân vật, sự kiện có những đóng góp trong lĩnh vực giáo dục, khoa học văn hóa, khoa học xã hội và nhân văn, truyền thông, phù hợp với các lý tưởng và sứ mệnh của tổ chức UNESCO trên các lĩnh vực này, mang những giá trị tương ứng với những giá trị mà UNESCO cổ vũ. Tất nhiên, thời điểm trình hồ sơ phải phụ thuộc vào năm sinh, năm mất của danh nhân. Trừ trường hợp đặc biệt, việc tổ chức kỷ niệm phải vào các năm tương ứng với bội số của 50 (50 năm, 100 năm, 150 năm...).

Về Lê Hữu Trác, nhà nghiên cứu Trần Đình Tuấn cho biết, có sự sai sót về năm sinh trong sách báo từ lần kỷ niệm 250 năm ngày sinh của danh y. Nhà nghiên cứu Phạm Quang Ái là người có công đầu tiên trong việc đưa những chứng cứ thuyết phục về điều này. Trong bài “Góp phần cải chính năm sinh và năm mất của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”, ông đã đưa ra những cứ liệu chắc chắn dựa vào gia phả họ Lê, sách vở và tư liệu trong nước, chứng minh năm sinh của đại danh y là 1724 chứ không phải 1720 (sau này một người thuộc chi họ Lê ở Hương Sơn đang sống ở Pháp đưa cho tôi xem trang gia phả).

Sau khi đọc bài viết trên, tôi tìm thêm một số tư liệu nước ngoài. Theo các bài viết năm 1930 của bác sĩ người Pháp Albert Sallet, năm sinh của Lê Hữu Trác không thể là 1720 mà phải muộn hơn mấy năm. Từ năm 2010, trong các bài viết có liên quan đến sách Nam dược, giáo sư, tiến sĩ y khoa Makoto Mayanagi của Đại học Quốc gia Ibaraki (Nhật Bản) đều ghi năm sinh và năm mất của Lê Hữu Trác là 1724-1791.

Tôi nhận thấy ảnh hưởng của Lê Hữu Trác ở nước ngoài rất lớn. Hải Thượng Lãn Ông đã được giới thiệu và nghiên cứu ở Pháp từ đầu thế kỷ XX. Đã có ít nhất 10 luận án viết bằng các thứ tiếng: Trung, Pháp, Anh, Đức và nhiều nghiên cứu ở nước ngoài viết về đại danh y và các tác phẩm của ông. Ít nhất 8 tập trong bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đã được dịch ra tiếng Pháp từ những năm 1950. Hơn 20 năm trước, nhà văn nữ Yveline Féray xuất bản ở Pháp cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về Lê Hữu Trác “Ông Già Lười” (tức Lãn Ông). Toàn bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đã được tái bản ở Trung Quốc năm 2018. Bên cạnh đó, các phương pháp trị bệnh của ông đã được thực hành và giảng dạy không chỉ ở châu Á mà cả ở Pháp, Đức.

Chúng tôi gần như chắc chắn là có đủ tư liệu để xây dựng hồ sơ Lê Hữu Trác đề nghị UNESCO tham gia kỷ niệm năm sinh lần thứ 300 vào năm 2024. UNESCO xét duyệt hồ sơ kỷ niệm 2 năm một lần và mỗi kỳ họp Đại hội đồng sẽ thông qua các lễ kỷ niệm của 2 năm sau đó. Để hồ sơ Hải Thượng Lãn Ông có thể được trình lên kỳ họp Đại hội đồng năm 2023 thì việc chuẩn bị phải hoàn tất trong 9 tháng của năm 2022. Nếu để lỡ cơ hội, sẽ phải chờ ít nhất 17 năm (tưởng niệm 250 năm ngày mất vào năm 2041).

Việc gấp rút cần phải làm ngay là đính chính năm sinh sau các hội thảo khoa học ở cấp tỉnh và Bộ Y tế. Ngay sau khi nhận được đề xuất, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã nhanh chóng giao cho Sở VH-TT&DL thực hiện các bước để làm hồ sơ. Quê mẹ Hà Tĩnh là nơi Lê Hữu Trác gắn bó nhiều nhất trong cuộc đời và cũng là nơi ông thực hành nghề y, trở thành một đại danh y. Hội thảo khoa học về tiếp nhận và phát huy giá trị di sản Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được tổ chức tại Hương Sơn - Hà Tĩnh vào cuối tháng 3/2022. Đầu tháng 8/2022, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội thảo “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - thân thế, sự nghiệp và tầm ảnh hưởng”. 2 hội thảo này đủ cơ sở để cải chính năm sinh và triển khai việc chuẩn bị hồ sơ trình lên UNESCO.

Hà Tĩnh thành lập Ban Soạn thảo hồ sơ khoa học do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu làm Trưởng ban, có sự tham gia cố vấn của PGS.TS. Biện Minh Điền, nhà nghiên cứu Trần Đình Tuấn. Qua nhiều tháng gấp rút chuẩn bị, hồ sơ khoa học về Lê Hữu Trác đã hoàn thành và được Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh gửi lên Ủy ban Quốc gia Việt Nam về UNESCO đúng thời hạn. Ngày 12/12/2022, hồ sơ được gửi sang UNESCO Paris. Ủy ban liên ngành của UNESCO họp vào ngày 28/2/2023 và xem xét tất cả các đề xuất nhận được.

Hành trình vận động và xây dựng hồ sơ UNESCO kỷ niệm năm sinh Lê Hữu Trác

Bản dịch tiếng Pháp Thượng kinh kí sự (xb. năm 1972) và tiểu thuyết Ông già Lười (xb. năm 2000) của nhà văn Pháp Yveline Féray.

Họ đã chọn ra 46 đề xuất đúng tiêu chí trong số 55 hồ sơ của 39 quốc gia và vùng lãnh thổ để Tổng Giám đốc trình lên kỳ họp của Hội đồng chấp hành vào tháng 5, trong đó có hồ sơ về Lê Hữu Trác. Văn bản “216 EX/Decisions” ngày 23/6/2023 là Quyết định của Hội đồng chấp hành UNESCO sau kỳ họp lần thứ 216 (10 - 24/5/2023) về việc đề xuất các lễ kỷ niệm năm sinh trình lên kỳ họp Đại hội đồng cuối năm. Theo Đại sứ Lê Thị Hồng Vân - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO, hồ sơ Lê Hữu Trác được đánh giá cao, rất công phu và khoa học.

Hồ sơ nêu bật những giá trị cơ bản của bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”, là bộ “bách khoa toàn thư” cho thấy tính hệ thống và toàn diện của nền y học cổ truyền Việt Nam, đóng góp lớn cho sự phát triển y học cổ truyền về y đức, y lý, y thuật, y dược và dưỡng sinh. Hồ sơ nêu bật những giá trị văn học, bao gồm những tư tưởng nhân văn và sự phản ánh chân thực, sinh động hiện thực đương thời, những giá trị văn hóa, nhân văn, nhân đạo mang tính nhân loại sâu sắc, bền vững.

Hành trình vận động và xây dựng hồ sơ UNESCO kỷ niệm năm sinh Lê Hữu Trác

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Trương Thanh Huyền và đại diện một số sở, ban ngành liên quan của Hà Tĩnh tham gia phái đoàn Việt Nam tại Phiên họp toàn thể lần thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO diễn ra tại Paris (Cộng hòa Pháp) vào tháng 11/2023.

Về con người Lê Hữu Trác, hồ sơ khai thác các khía cạnh sau: thứ nhất, ông là ông tổ của ngành y học cổ truyền, là người thầy thuốc và thầy giáo của Nhân dân; thứ hai, ông cũng là nhà tư tưởng lớn, nhà khoa học cần mẫn, trung thực, không ngừng nỗ lực, sáng tạo; thứ ba, ông là nhà văn có phong cách độc đáo với tư tưởng nhân đạo lớn lao: thương cảm sâu sắc mọi kiếp người, tin ở con người, khát khao mãnh liệt mang lại sự sống và hạnh phúc cho con người; thứ tư, ông là danh y thúc đẩy sự hiểu biết văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc. Tiêu chí khó nhất mà UNESCO nêu ra là “mô tả (các) cách mà nhân vật/ sự kiện này có tác động thực sự trong khu vực và/ hoặc trên toàn thế giới”. Như trên đã nói, những ảnh hưởng quốc tế của Đại danh y Lê Hữu Trác đã được tìm hiểu rất lâu trước đây. Chúng tôi bổ sung cho hồ sơ những cứ liệu chắc chắn có sức thuyết phục.

Hành trình vận động và xây dựng hồ sơ UNESCO kỷ niệm năm sinh Lê Hữu Trác

Bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 gõ búa thông qua các mục dự thảo nghị quyết do Ban APX thực hiện và trình bày, trong đó có chương trình kỉ niệm sinh nhật, sự kiện vào năm 2024-2025 mà UNESCO sẽ tham gia.

Trong phiên họp ngày 21/11/2023, Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 chính thức thông qua Dự thảo nghị quyết do Ban APX chuẩn bị và do ông Vishal V.Sharma trình bày trong đó có mục kỷ niệm năm sinh, sự kiện với danh sách 53 hồ sơ (7 hồ sơ bổ sung trong kỳ họp tiếp theo của Hội đồng chấp hành ngày 9/10). Trong 2 năm 2024 và 2025, UNESCO sẽ tham gia kỷ niệm 300 năm ngày sinh danh y Lê Hữu Trác, người thầy của y học cổ truyền Việt Nam, cùng với kỷ niệm 300 năm ngày thành lập Viện Hàn lâm khoa học Nga, 300 năm ngày sinh nhà triết học Đức Emmanuel Kant, 1.800 năm ngày sinh Lưu Huy - một trong những nhà toán học vĩ đại nhất của Trung Quốc cổ đại, 100 năm ngày sinh Charles Aznavour - huyền thoại âm nhạc của Pháp...

Từ gần 100 năm trước, ảnh hưởng của Hải Thượng Lãn Ông đã vượt ra ngoài phạm vi châu Á. Nghị quyết của UNESCO và việc UNESCO tham gia kỷ niệm ngày sinh Lê Hữu Trác càng khẳng định tầm vóc của một người thầy thuốc luôn tự coi mình là “ông già lười” không màng danh hoa phú quý, lấy việc cứu người làm trọng, càng khẳng định những giá trị văn hóa, nhân văn mang tính nhân loại sâu sắc, những giá trị khoa học vượt thời đại trong bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” đồ sộ của ông.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.