Hò chèo cạn, diễn xướng dân gian độc đáo ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Hò chèo cạn là một sinh hoạt diễn xướng dân gian độc đáo của ngư dân vùng biển. Ở miền Trung có khá nhiều làng biển nổi tiếng với hò chèo cạn như: Làng Sa Động (xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới - Quảng Bình); làng Tùng Luật (xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh - Quảng Trị); làng Nhượng Bạn (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh)…

Tuy có những nét tương đồng trong diễn xướng, tín ngưỡng nhưng ở mỗi vùng quê, hò chèo cạn lại có những nét đặc sắc riêng.

Ở Nhượng Bạn, hò chèo cạn gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Voi của ngư dân vùng biển nơi đây. Hàng năm, vào các ngày âm lịch: 8/4 lễ cầu ngư, ngày 12/8 và 25/10 ngày kỵ đức Ngư Ông, ngư dân làng Nhượng Bạn tập trung về miếu Đức Ông tại thôn Phúc Hải để làm lễ tế và diễn xướng hò chèo cạn. Và trong các dịp lễ trên thì hò chèo cạn trong lễ cầu ngư 8/4 hàng năm được tổ chức quy mô nhất.

Hò chèo cạn, diễn xướng dân gian độc đáo ở Hà Tĩnh

Lễ hội cầu ngư, chèo cạn ở Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) là một trong những nét văn hóa độc đáo được lưu truyền qua nhiều thế hệ. (Ảnh tư liệu)

Lễ hội cầu ngư vừa nhằm vào việc tưởng nhớ công đức của người xưa, vừa thể hiện lòng mong ước, sự cầu chúc cho một năm làm ăn phát đạt. Trong dịp lễ hội này, tín ngưỡng dân gian và sinh hoạt văn hóa - văn nghệ dân gian hò chèo cạn hòa quyện chặt chẽ với nhau, tạo cho đời sống văn hóa - tinh thần của ngư dân vùng biển Nhượng Bạn một nét riêng, đậm đà bản sắc dân tộc và bản sắc địa phương. Lễ hội có 4 phần chính: Nghi thức, tế lễ, lễ rước trên biển và lễ tế tại miếu đường. Nhưng nét hấp dẫn nhất của lễ hội chính là diễn xướng hò chèo cạn.

Hò chèo cạn được hát trong các dịp lễ cầu mùa và lễ đưa linh cho cá voi. Sau này, người dân còn sử dụng trong cả lễ đưa linh những người quá cố về với tổ tiên ông bà. Vì vậy, có thể nói, chèo cạn chia làm 2 loại, một loại là chèo cạn đưa linh dùng để đưa linh cá ông voi về với mẹ biển khơi và đưa linh hồn người chết về với suối vàng trước lúc di quan. Loại hình thứ hai là chèo cạn cầu ngư thường dùng vào đầu các mùa đánh bắt cá.

Hò chèo cạn, diễn xướng dân gian độc đáo ở Hà Tĩnh

Hàng năm, cứ vào mồng 8/4 âm lịch, tại miếu thờ Đức Ngư Ông (xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên) lại diễn ra lễ hội cầu ngư - chèo cạn. (Ảnh: Hương Thành)

Hát khoan chèo cạn gồm những điệu hò múa quạt, hát chèo cạn, hò đưa linh... Lời trong hát khoan chèo cạn, hò biển chủ yếu là thể thơ lục bát với ngôn ngữ mộc mạc, vừa dung dị, trìu mến, vừa gắn với cuộc sống con người miền biển. Nội dung các câu hò thường là cầu trời đất, thần linh phù hộ cho trời yên biển lặng, cho dân đánh bắt hải sản được mùa.

Những điệu hò biển như hò mái nhị, hò là, hò hụi... khỏe khoắn, nhịp nhàng, mô phỏng hoạt động đẩy thuyền, thả lưới, kéo lưới của người dân biển. Loại hình hát, múa chèo cạn là sự diễn tả và mô phỏng trên cạn những hoạt động chèo thuyền của người đi biển. Trong múa chèo cạn, người được ghép thành thuyền, các mái chèo được sơn phết xanh đỏ. Một người lĩnh xướng đứng ngoài thuyền dùng cờ hiệu phất và cầm nhịp cho đội chèo cạn vừa hò, vừa làm động tác chèo cạn. Xem các động tác bơi chèo của họ như đang thấy được cuộc sống của những người dân vùng biển, họ vừa hát, vừa chèo một cách thành thục. Một điều rất đặc biệt là nếu khi xưa các thành viên trong đội phải là nữ nhi chưa chồng thì ngày nay, các mẹ, các chị đã có gia đình cũng có thể tham gia hò xướng.

Hò chèo cạn, diễn xướng dân gian độc đáo ở Hà Tĩnh

Lễ hội Cầu Ngư nhằm báo đáp công ơn của thần Nam Hải phù hộ cho ngư dân an lành, trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, ra biển bội thu. (Ảnh Hương Thành)

Trong lễ cầu ngư, một nghi lễ quan trọng sau khi hát múa chèo cạn là lễ rước hương án của Đức Ông lên thuyền ra hòn Bớc để làm lễ tế cúng trên biển. Một đội thuyền hàng chục chiếc được trang trí đủ sắc màu rẽ sóng ra khơi. Khi đến hòn Bớc, nghi lễ cúng tế trang trọng được diễn ra trên thuyền và những vật tế lễ được thả xuống biển.

Lễ hội cầu ngư và diễn xướng hò chèo cạn Nhượng Bạn là một loại hình văn hóa phi vật thể rất độc đáo của Hà Tĩnh cần được bảo tồn và phát huy giá trị. Các điệu múa chèo cạn, hò khoan không chỉ phục vụ các lễ hội của làng, mà còn trình diễn tại những sự kiện văn hóa của Hà Tĩnh, đặc biệt là diễn xướng phục vụ du khách du lịch.

Chủ đề Điểm du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Bằng thủ pháp nghệ thuật điểm xuyết chấm phá, đấng tạo hóa điểm thêm lên miền duyên hải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) những điểm nhấn thẩm mỹ say đắm lòng người...