Hà Tĩnh hiện có hơn 130 công trình hồ đập bị hư hỏng, xuống cấp, trong đó có 47 công trình hồ chứa xung yếu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao khi mưa bão xảy ra.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị Hà Tĩnh khẩn trương khắc phục các công trình hạ tầng thủy lợi thiết yếu bị hư hỏng do lũ lụt để phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân.
Hồ Cỏ Lăn (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sẽ được gia cố dốc nước, tiêu năng sau tràn xả lũ bằng bê tông và bê tông cốt thép kết hợp rọ đá, gia cố kênh dẫn sau tiêu năng...
Những cơn “mưa vàng” trong vài ngày qua kết thúc đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng tại Hà Tĩnh. Đồng ruộng trên địa bàn toàn tỉnh được cung cấp một lượng nước quý giá cho quá trình đứng cái - làm đòng của lúa hè thu.
Nắng nóng kéo dài đã khiến mực nước của nhiều hồ chứa, đập dâng trên địa bàn Hà Tĩnh xuống thấp, tác động xấu đến hoạt động tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, các hồ chứa lớn như: Kẻ Gỗ, Sông Rác, Thượng Tuy, Ngàn Trươi đã đồng loạt mở nước để phục vụ gieo cấy lúa xuân trên địa bàn Hà Tĩnh (tập trung xuống giống từ ngày 10/1 - 8/2/2023).
Trước lượng nước đổ về hồ tăng nhanh, Nhà máy Thủy điện Hố Hô (Hương Khê - Hà Tĩnh) đang điều tiết nước qua tràn với lưu lượng 266 m3/giây; trong khi đó, mực nước hồ mới đạt 45,33/52m (bằng 67% dung tích).
Hà Tĩnh có 150 hồ đập hư hỏng, xuống cấp chưa được sửa chữa, khi mưa lớn kéo dài dẫn tới nguy cơ cao xảy ra sự cố. Để đảm bảo an toàn cho người dân, các địa phương sẵn sàng phương án sơ tán 2.349 hộ với 8.024 người vùng hạ du các hồ đập.
Van điều tiết của cống lấy nước trên đập Khe Du (Hương Khê, Hà Tĩnh) bị hư hỏng hoàn toàn nên mỗi khi có mưa là nước chảy qua tràn, chia cắt hàng chục hộ dân sinh sống bên trong đập.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu Nhà máy Thuỷ điện Hố Hô khẩn trương hoàn thành các phương án bảo vệ đập và phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN)...
Trước tình hình mưa lớn, lượng nước đổ về tăng nhanh nên để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du, nhiều hồ chứa lớn ở Hà Tĩnh đã xả tràn điều tiết lũ.
Sau đợt mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 5, mực nước tại các hồ chứa lớn ở Hà Tĩnh như Kẻ Gỗ, Sông Rác, Thượng Sông Trí… đạt chưa tới 50% dung tích thiết kế, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị các sở, ngành phối hợp với địa phương khảo sát các hồ đập để kịp thời nạo vét, tạo nguồn nước tưới, phục vụ công tác chống hạn.
Qua kiểm tra một số công trình đê điều, thủy lợi trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), đoàn kiểm tra nhận thấy tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về mùa mưa lũ.
Theo thông tin từ Sở NN&PTNT, hiện nay, các hồ chứa lớn của Hà Tĩnh như: Kẻ Gỗ, Sông Rác, Ngàn Trươi… đều có dung tích nước đạt từ 84% thiết kế trở lên. So với cùng kỳ năm 2019, tất cả dung tích các hồ chứa đều tăng từ 21 - 59%.
Tràn đập Cửa Ải ở xã Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng vào năm 2003 với chức năng dự trữ nước lấy từ hồ Khe Xai để phục vụ sản xuất và tiêu thoát mùa lũ. Thế nhưng, tràn đang hư hỏng nặng, tiêu năng bị xói, không còn đảm bảo chức năng.
Từ năm 2016 đến nay, Hà Tĩnh đã đầu tư xây mới, nâng cấp 18 công trình hồ chứa và 30 km đê với tổng kinh phí hơn 3.400 tỷ đồng, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Mặc dù nền nhiệt cao hơn bình quân cả tỉnh, nhưng đến nay, mực nước các hồ đập lớn, nhỏ trên địa bàn huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh vẫn đang ở mức an toàn, đáp ứng nước tưới cho vụ sản xuất hè thu 2019.
Sáng 11/6, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh có buổi giám sát chuyên đề công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý công trình đê điều, hồ đập giai đoạn 2016-2019 tại huyện Kỳ Anh.
Nhiều năm qua, không ít tuyến kênh dẫn nước, các tuyến đê, hồ chứa, đập nước trên địa bàn Hà Tĩnh phục vụ tưới tiêu bị lấn chiếm làm thu hẹp dòng chảy, gây khó khăn trong công việc nạo vét, duy tu sửa chữa hoặc cứu hộ đê điều.
Chiều 4/6, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện chương trình giám sát chuyên đề công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý công trình đê điều, hồ đập giai đoạn 2016 – 2019 trên địa bàn Hương Khê.
Sáng nay (30/5), Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh có buổi giám sát chuyên đề công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý công trình đê điều, hồ đập giai đoạn 2016-2019 ở TX Kỳ Anh. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền cùng tham dự.
Đập sông Quèn - công trình ngăn mặn giữ ngọt, giữ nguồn nước tưới cho 600 ha diện tích sản xuất nông nghiệp 4 xã của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) nhiều năm nay bị hư hỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân.
Chiều 14/9, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành khảo sát công tác bảo đảm an toàn hồ đập trước mùa mưa lũ trên địa ban huyện Hương Khê. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y tham dự cùng đoàn khảo sát.
Ngày 15/5, bà Wendy Mathews - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền New Zealand tại Việt Nam có chuyến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan tiếp, làm việc với đoàn.
Là huyện ven biển nên Nghi Xuân (Hà Tĩnh) thường xuyên bị ảnh hưởng do mưa bão, triều cường, lũ lụt. Mùa mưa bão năm nay, địa phương đang phải đối diện với nỗi lo mất an toàn từ các công trình hồ đập, đê điều...
Hàng chục công trình hồ đập, thủy lợi trên địa bàn Hà Tĩnh đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ. Thế nhưng, với nguồn kinh phí “eo hẹp” không đủ để nâng cấp sửa chữa nên cứ... đến “hẹn” lại lo!