Hồ chứa lớn ở Hà Tĩnh đạt trên 84% dung tích thiết kế, cao hơn cùng kỳ

(Baohatinh.vn) - Theo thông tin từ Sở NN&PTNT, hiện nay, các hồ chứa lớn của Hà Tĩnh như: Kẻ Gỗ, Sông Rác, Ngàn Trươi… đều có dung tích nước đạt từ 84% thiết kế trở lên. So với cùng kỳ năm 2019, tất cả dung tích các hồ chứa đều tăng từ 21 - 59%.

Hồ chứa lớn ở Hà Tĩnh đạt trên 84% dung tích thiết kế, cao hơn cùng kỳ

Mực nước hồ Kẻ Gỗ đạt 80% dung tích thiết kế và cao hơn cùng kỳ 2019 đến 59%. Ảnh tư liệu

Đây là một trong những thông tin tốt nhất về các hồ chứa ở thời điểm cuối vụ xuân và chuẩn bị phục vụ tưới vụ hè thu 2020 tới.

Theo đó, tại hồ Kẻ Gỗ - hồ chứa có dung tích nước lớn nhất tỉnh (345 triệu m3) đang đạt 84,3% so với thiết kế và cao hơn cùng kỳ năm 2019 đến 59%; hồ Sông Rác đạt gần 113 triệu m3, đạt 90,7% thiết kế, cao hơn năm 2019 là 21%; hồ Thượng Tuy 17,26 triệu m3, đạt 91,3% thiết kế và cao hơn cùng kỳ năm 2019 là 50%.

Hồ chứa lớn ở Hà Tĩnh đạt trên 84% dung tích thiết kế, cao hơn cùng kỳ

Cuối tháng 4, mực nước các hồ đập trên địa bàn vẫn đạt khá cao, đạt từ 60 - 80% thiết kế

Riêng hồ chứa Ngàn Trươi, đập dâng Vũ Quang, mặc dù chưa bàn giao đưa vào sử dụng nhưng đã thực hiện cấp nước tưới qua hệ thống kênh Linh Cảm. Theo tính toán cân đối của Sở NN&PTNT, dự kiến nhu cầu lượng nước của hồ phục vụ tưới thay thế vùng trạm bơm Linh Cảm từ nay đến hết vụ hè thu 2020 là khoảng 81 triệu m3.

Hiện nay, hồ có dung tích hữu ích là trên 300 triệu m3 (7h ngày 20/4 đạt 382 triệu m3), có thể đáp ứng được nhu cầu tưới và chống hạn cho vùng lúa thuộc nguồn nước sông Nghèn trong vụ hè thu tới.

Bên cạnh đó, các hồ đập nhỏ trên địa bàn cũng đạt khoảng 60% dung tích thiết kế, đảm bảo đáp ứng đủ cho các vùng tưới.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),