Hồ, đập “no” nước, cây trồng “cắt hạn” sau đợt mưa lớn ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Sau đợt mưa lớn đầu tháng 8 vừa qua, các hồ đập lớn của Hà Tĩnh được bổ sung một lượng nước lớn, cây trồng lấy lại “sức” sau đợt hạn hán kéo dài…

Hồ, đập “no” nước, cây trồng “cắt hạn” sau đợt mưa lớn ở Hà Tĩnh

Hồ Kẻ Gỗ đã tích lượng nước lớn để dành cho phương án sản xuất vụ xuân năm sau

Hồ, đập tích nước lớn…

Trước khi xảy ra trận mưa lớn nhất kể từ đầu vụ hè thu, dung tích của công trình đại thủy nông Kẻ Gỗ chỉ đạt 116,03 triệu m3 nước (33% so với dung tích thiết kế). Trong khi nắng nóng liên tiếp diễn ra, đồng ruộng ngấp nghé giai đoạn trổ bông lúa hè thu, cần một lượng nước lớn. Trong lúc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh đang phải “cân não” về phương án tưới phù hợp thì mưa “vàng” xuất hiện.

Ông Nguyễn Văn Tâm - Phó Giám đốc phụ trách Công ty cho biết: “Hệ thống đã vận hành tưới từ 65 - 70 ngày nắng hạn, nếu không có đợt mưa lớn vừa qua, hồ Kẻ Gỗ còn phải tiếp tục tưới phục vụ cho giai đoạn lúa trổ. Mực nước trong hồ vào ngày 4/8 đạt 23,43/32,5 m, tương đương với dung tích 130 triệu m3 khối, tăng 13,97 triệu m3 chỉ trong 2 ngày mưa”.

Hiện nay, toàn bộ hệ thống đã đóng cửa tưới. Lượng nước từ nội đồng dồi dào, hồ Kẻ Gỗ tiết kiệm được khoảng 40 triệu m3 nước cho lượt tưới sau cùng nhằm đảm bảo tích lượng nước quý giá, chủ động phục vụ cho vụ xuân 2021.

Hồ, đập “no” nước, cây trồng “cắt hạn” sau đợt mưa lớn ở Hà Tĩnh

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành đóng cống điều tiết, đẩy nước về trục tiêu trên hệ thống kênh Linh Cảm để hạn chế nước chảy về đồng (Ảnh chụp tại kênh Linh Cảm).

Theo đánh giá của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (BCH PCTT& TKCN), trận mưa lớn nhất kể từ đầu mùa vừa qua đã “cắt hạn” hoàn toàn ở hệ thống hồ, đập Hà Tĩnh. Cùng với Kẻ Gỗ, hồ Ngàn Trươi là nơi được bổ sung lượng nước lớn nhất với 29,22 triệu m3, đưa dung tích của hồ vào ngày 4/8 đạt 321 triệu m3 (mực nước hồ đạt đã đạt 38,65/52 m).

Cùng đó, hồ Sông Rác ở mực nước 18,86/23,2m, tương đương 65,57 triệu m3 (tăng thêm 13,7 triệu m3 so với thời điểm trước mưa); hồ Thượng Sông Trí đạt 28,3/32m, tương đương 13,0/25,4 triệu m3 (tăng thêm 4,71 m3 so với thời điểm trước mưa); hồ Kim Sơn đạt 96,25/97m, đạt 93,8% so với thiết kế (dung tích tăng thêm 1,42 triệu m3)...

Hệ thống hồ đập nhỏ tại Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Can Lộc cũng “thở phào” qua cơn nắng hạn.

Hồ, đập “no” nước, cây trồng “cắt hạn” sau đợt mưa lớn ở Hà Tĩnh

Nguy cơ cháy rừng ở Hà Tĩnh gần như không còn sau đợt mưa lớn vừa qua

Ông Trần Đức Thịnh - Phó Văn phòng Thường trực BCH PCTT&TKCN cho biết: “Đợt mưa lớn vừa qua đã giải quyết những vấn đề liên quan đến nước tưới cho lúa, cây trồng cạn và nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các công ty thủy lợi kiểm tra, đánh giá thực trạng các hồ chứa, vận hành hợp lý nhằm đảm bảo an toàn cho các hồ, nhất là đối với các hồ, đập đã xuống cấp”.

Ruộng đồng, cây trồng “cắt hạn”…

Xuống đồng lúa hè thu sau trận mưa lớn, thời tiết dịu mát, trong lành. Qua 4 ngày, chân ruộng không còn ngập nữa, bà con nông dân đã kịp tháo nước ngập, chỉ giữ lại đúng mực nước nuôi cây. Mùa lúa trổ bông, cả cánh đồng trải màu xanh lá mạ dịu nhẹ, hoa lúa đượm phấn, trắng dịu, tron ngần.

Hồ, đập “no” nước, cây trồng “cắt hạn” sau đợt mưa lớn ở Hà Tĩnh

Các diện tích lúa hè thu đủ nước để thực hiện quá trình sinh trưởng quan trọng - giai đoạn trổ bông

“Mưa tháng 6, máu rồng” là thế! Đang nắng hạn, đồng ruộng khô khốc thì bón mấy đạm cũng chẳng bằng một trận mưa đúng lúc. Nhà tôi làm 1 mẫu thì tất cả đã bắt đầu trổ bông rồi, đồng ruộng no nước, cây đủ sức để hút dinh dưỡng nuôi bông, bà con chúng tôi như trút được gánh nặng”, bà Nguyễn Thị Nga, thôn Đồng Sơn, Thạch Xuân (Thạch Hà) cho biết.

Hồ, đập “no” nước, cây trồng “cắt hạn” sau đợt mưa lớn ở Hà Tĩnh

Chị Nguyễn Thị Nga ở thôn Đồng Sơn, xã Thạch Xuân thăm đồng sau mưa

Ở những vùng như: xã Sơn Ninh, xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn), Ân Phú, Thọ Điền (Vũ Quang); Hương Trà (Hương Khê); một số xã thuộc phía Bắc Thạch Hà… thì đợt mưa chẳng khác nào một “món quà” mà thiên nhiên “trả nghĩa” cho người nông dân suốt mấy tháng trời hạn hán.

“Do đầu mùa nắng hạn nên lúa sinh trưởng chậm hơn các vùng khác. Đúng lúc đón đòng thì mưa xuống, giải tỏa được nỗi lo lắng của bà con. Hiện nay, xã đang chỉ đạo bà con tiến hành chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng để cây lúa sinh trưởng khỏe hơn. Đồng thời, tận dụng nước trong chân ruộng để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả nhất”, ông Nguyễn Xuân Huy - Chủ tịch UBND xã Sơn Ninh (Hương Sơn) cho biết.

Hồ, đập “no” nước, cây trồng “cắt hạn” sau đợt mưa lớn ở Hà Tĩnh

Vườn ổi của gia đình ông Đường Công Ngụ đã hồi sinh

Còn ông Đường Công Ngụ - Giám đốc HTX Đường Gia Trang, thôn Tây Bắc, xã Thường Nga (Can Lộc) thì phấn khởi: “Suốt mấy tháng trời, chúng tôi phải đào hồ, kéo điện lưới để nỗ lực tưới nước, cứu cây. Thật may, toàn bộ diện tích cây ăn quả đã vượt được ngưỡng nguy hiểm. Sau đợt mưa này, phải 20 ngày nữa mới phải tưới lại, cây sẽ hồi sức nhanh và cho năng suất khá”.

Trong khi đó, tại Kỳ Anh, mọi công tác nỗ lực cứu lúa khỏi úng ngập đang tích cực được triển khai. Vào hôm qua, toàn huyện còn khoảng 500 ha chưa kịp tiêu úng, tập trung ở các xã: Kỳ Phú, Kỳ Đồng, Kỳ Khang.

Hồ, đập “no” nước, cây trồng “cắt hạn” sau đợt mưa lớn ở Hà Tĩnh

Huyện Kỳ Anh huy động máy móc, giải phóng bèo tây để tạo dòng chảy, tiêu thoát nước từ ruộng

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nguyễn Văn Trọng cho biết: “Địa phương đang tiến hành đánh giá thiệt hại, song về lâu dài thì vùng Bắc Kỳ Anh cần được triển khai sớm dự án tiêu thoát nước tổng thể”.

Theo thống kê, toàn tỉnh có 500 ha lúa, 1.200 ha cây ăn quả có múi và 750 ha chè được “cứu sống” trước nguy cơ chết vì hạn; hàng nghìn ha bưởi được đón lượng dinh dưỡng tự nhiên quý giá trước mùa thu hoạch; rừng được bảo vệ an toàn; “xóa” hoàn toàn vùng khan hiếm nước sinh hoạt…

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.