Hỗ trợ sinh kế để nâng cao thu nhập cho người nghèo ở TX Hồng Lĩnh

(Baohatinh.vn) - Hỗ trợ mô hình sinh kế chăn nuôi gà đã góp phần nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho người nghèo ở TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).

Những năm trước, vợ chồng bà Trần Thị Hữu (74 tuổi, ở TDP Thuận Tiến, phường Đức Thuận) thuộc hộ nghèo. Nguồn thu nhập chính của vợ chồng bà Hữu chủ yếu dựa vào 2 sào ruộng và nuôi cá, vịt nhỏ lẻ, nên cái nghèo đeo bám gia đình nhiều năm.

Cuối năm 2023, vợ chồng bà Trần Thị Hữu vui mừng vì được UBND TX Hồng Lĩnh phối hợp với UBND phường Đức Thuận hỗ trợ 80 con gà giống và 3 bao thức ăn từ dự án “Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo” của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

DT_DSC2224.jpg
Bà Trần Thị Hữu đã được hỗ trợ mô hình sinh kế chăn nuôi gà.

Cùng với hỗ trợ gà giống, vợ chồng bà Hữu còn được cán bộ kỹ thuật của đơn vị cung cấp giống hướng dẫn quy trình chăm sóc và phòng bệnh cho gà cũng như trang bị thêm các kiến thức về những vấn đề thường gặp trong quá trình chăn nuôi gà tại hộ gia đình.

Sau 5 tháng chăm sóc, đàn gà của vợ chồng bà Hữu phát triển tốt. Lứa gà trước, bà Hữu đã bán và đang tiếp tục mua giống tái đàn. Bà Hữu phấn khởi cho biết: “Mô hình nuôi gà phù hợp với người có tuổi cao, sức khoẻ yếu như vợ chồng tôi, giúp thu nhập gia đình được nâng lên. Từ hộ nghèo, năm 2024, gia đình tôi đã thoát nghèo thành hộ cận nghèo”.

DT_DSC2229.jpg
Sau khi bán lứa gà được hỗ trợ, bà Trần Thị Hữu đã tiếp tục đầu tư con giống để tái đàn.

Bà Kiều Thị Hường (65 tuổi, ở TDP La Giang, phường Trung Lương) thuộc diện hộ nghèo, phụ nữ đơn thân. Vài năm trở lại đây, bà mắc bệnh teo não tuổi già, thoát vị đĩa đệm thường xuyên phải nhập viện điều trị nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Năm 2023, bà được hỗ trợ 80 con gà giống từ dự án “Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo”. Sau thời gian chăm sóc đàn gà của bà đã cho thu nhập. Nhờ đó, bà có thêm tiền để trang trải cuộc sống và mua thuốc điều trị bệnh. “Công việc chăn nuôi gà khá phù hợp với người cao tuổi. Từ tiền tích luỹ bán lứa gà trước, tôi sẽ cố gắng mua giống tái đàn chăm sóc để gà phát triển, tăng thêm thu nhập”, bà Hường chia sẻ.

Tương tự, bà Bùi Thị Huệ (66 tuổi, ở TDP Thuận An, phường Đức Thuận) cũng thuộc diện hộ nghèo, phụ nữ đơn thân thường xuyên đau ốm. Sức khoẻ yếu, khả năng lao động hạn chế nên cuộc sống của bà Huệ chủ yếu trông chờ vào tiền trợ cấp xã hội hằng tháng.

DT_DSC2266.jpg
Dù sức khoẻ yếu nhưng bà Bùi Thị Huệ vẫn chịu khó chăm sóc đàn gà phát triển tốt để cải thiện thu nhập.

Bà Huệ cho biết: “Năm 2023, tôi được hỗ trợ 80 con gà giống. Dù hơi vất vả do sức khỏe kém, song cùng sự trợ giúp của gia đình người em gái nên tôi vẫn cố gắng duy trì, phát triển mô hình nuôi gà để có thêm thu nhập cải thiện đời sống”.

Được biết, thời gian qua, đã có 160 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TX Hồng Lĩnh được hỗ trợ mô hình sinh kế chăn nuôi gà. Tổng kinh phí hỗ trợ gần 1,3 tỷ đồng từ dự án “Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo” của Chương trình MTQG giảm nghèo năm 2023.

ga2_054902.jpg
UBND phường Đức Thuận trao hỗ trợ gà giống và thức ăn từ dự án “Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo” của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 cho các hộ nghèo.

Ông Lê Ngọc Thạch – Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH thị xã Hồng Lĩnh cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện khảo sát thực tế nhu cầu hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, để xem họ cần được hỗ trợ những gì để có thể thoát nghèo bền vững. Trên cơ sở đó, thông qua nguồn vốn từ dự án, địa phương đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ sinh kế chăn nuôi gà. Sau thời gian triển khai, các mô hình đã cho thấy hiệu quả khá, trong đó, đã có nhiều hộ nghèo thông qua hỗ trợ này đã vươn lên thoát nghèo”.

Theo báo cáo của UBND TX Hồng Lĩnh, tính đến cuối năm 2023, toàn thị xã còn 237 hộ nghèo (giảm 71 hộ so với cuối năm 2022), tỷ lệ 2%; 307 hộ cận nghèo (giảm 50 hộ so với cuối năm 2022), tỷ lệ 2,59%. Năm 2024, TX Hồng Lĩnh đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1,8%, hộ cận nghèo còn 2,1%.

Để tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, từ đầu năm 2024 đến nay, TX Hồng Lĩnh đã bố trí kinh phí, phân nguồn cho các phường, xã gần 1,8 tỷ đồng triển khai thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.

Thời gian tới, thị xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để hộ nghèo nhận thức đầy đủ về chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với công tác giảm nghèo; tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội và các chế độ, chính sách, ưu đãi dành cho họ. Đồng thời, tiếp tục nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, huy động mọi nguồn lực xã hội hóa, các nguồn vốn lồng ghép để hỗ trợ cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo lên thoát nghèo bền vững.

Ông Tôn Quang Ngọc – Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh

Chủ đề Vì người nghèo

Đọc thêm

Trao "cần câu" đúng người

Trao "cần câu" đúng người

Mô hình hỗ trợ sinh kế của địa phương đã tạo động lực giúp anh Nguyễn Văn Đấu ở Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vượt qua thời điểm khó khăn, vươn lên thoát nghèo.
Lão nông 40 năm "cày ải" trên đồng muối

Lão nông 40 năm "cày ải" trên đồng muối

Ông Nguyễn Tiến Dũng (trú thôn Châu Hạ, xã Thạch Châu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) gắn bó với nghề muối đã 40 năm. Ở tuổi 74, ông vẫn đang bám trụ với nghề đã nuôi sống gia đình gần cả cuộc đời.
'Hiến kế' nâng cao năng suất lao động quốc gia

'Hiến kế' nâng cao năng suất lao động quốc gia

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đang áp dụng chế độ lương, thưởng, phúc lợi, nhà ở xã hội, tăng tốc chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh... đóng góp hiệu quả vào tăng năng suất lao động.