Hoàn thành cơ bản bồi thường, hỗ trợ thiệt hại sự cố môi trường trước 30/5

(Baohatinh.vn) - Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - Đặng Ngọc Sơn tại buổi làm việc với các ngành, địa phương về tiến độ bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường biển và rà soát, bổ sung đối tượng bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, diễn ra chiều nay (22/5).

hoan thanh co ban boi thuong ho tro thiet hai su co moi truong truoc 30 5

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Trên cơ sở hướng dẫn của các bộ, ngành và tình hình thực tế, khẩn trương triển khai xác định, bồi thường, thẩm định, phê duyệt giá trị thiệt hại đảm bảo chính xác, công khai, dân chủ, đúng đối tượng, đúng quy định

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh còn tồn đọng trên 8.600 đối tượng (chưa phê duyệt giá trị bồi thường cấp huyện), chủ yếu thuộc 3 nhóm đối tượng: nuôi trồng thủy sản; lao động không thường xuyên, thu nhập chính; du lịch. Trong đó, Thạch Hà 2.684 đối tượng, Cẩm Xuyên 685 đối tượng, huyện Kỳ Anh 2.457 đối tượng, thị xã Kỳ Anh 750 đối tượng, huyện Nghi Xuân 2.071 đối tượng (huyện Lộc Hà và TP Hà Tĩnh chưa có số liệu báo cáo).

Giá trị thiệt hại kê khai bước đầu là 1.591,77 tỷ đồng. Đến ngày 22/5/2017, đã phê duyệt trị giá thiệt hại được bồi thường hỗ trợ là 1.225 tỷ đồng, chi trả cho các đối tượng được 1.177 tỷ đồng.

hoan thanh co ban boi thuong ho tro thiet hai su co moi truong truoc 30 5

PGĐ Sở NN&PTNT Lê Đức Nhân báo cáo tại buổi làm việc

Thực tế cho thấy, nhiều địa phương chưa phát huy được vai trò cộng đồng thôn xóm trong việc kê khai, xác nhận thiệt hại nên xảy ra tình trạng kê khai tràn lan, thỏa hiệp trong việc xác nhận thiệt hại ở một số nhóm đối tượng. Các văn bản hướng dẫn không thống nhất nên một số đối tượng thuộc diện được kê khai tại Văn bản 6851/BNN-TCTS của Bộ NN&PTNT nhưng lại không thuộc đối tượng được đền bù tại Quyết định số 1880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Có khá nhiều đối tượng và nhiều sản phẩm hải sản thiệt hại nhưng chưa nằm trong diện được kê khai bồi thường; nhiều thành viên thuộc tổ thẩm định cấp thôn xóm do chịu nhiều áp lực từ nhân dân sau lần kê khai đợt 1 nên nay thiếu tập trung trong việc kê khai, dẫn đến chậm tiến độ, đối tượng thiếu chính xác…

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho rằng, thời gian qua, các địa phương đã triển khai khá quyết liệt công tác bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường biển. Tổ công tác của tỉnh cũng đã bám sát cơ sở chỉ đạo triển khai thực hiện kê khai bồi thường thiệt hại...

hoan thanh co ban boi thuong ho tro thiet hai su co moi truong truoc 30 5

Một số địa phương như thị xã Kỳ Anh, huyện Lộc Hà đã tập trung vào cuộc và đạt kết quả tốt. Huyện Kỳ Anh là đơn vị thực hiện chậm nhất, vì vậy, địa phương và tổ công tác tỉnh phụ trách huyện Kỳ Anh cần tập trung quyết liệt để thực hiện đúng tiến độ đề ra.

Sau huyện Kỳ Anh, cần chú trọng tập trung cao cho Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Nghi Xuân. Tổ công tác tỉnh dành thời gian tối đa cho các huyện trong việc kê khai, thẩm định, phê duyệt bồi thường.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương trên cơ sở hướng dẫn của các bộ, ngành và tình hình thực tế, khẩn trương triển khai xác định, bồi thường, thẩm định, phê duyệt giá trị thiệt hại đảm bảo chính xác, công khai, dân chủ, đúng đối tượng, đúng quy định; xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện kê khai, bồi thường thiệt hại và chi trả tiền cho các đối tượng tồn đọng đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.