1. Phở cuốn thập cẩm:
Chuẩn bị nguyên liệu làm phở cuốn thập cẩm:
- Bánh phở khoảng 500 gam
- Giò lụa cỡ 150 đến 200 gam
- Thịt nạc 150 gam
- Đậu phụ khoảng 3 miếng dài 10 cm
- Trứng vịt 2 quả vừa đủ
- Bún: 300 gam
- Cà rốt 1 củ vừa
- Dưa chuột 1 quả vừa
- Lá kinh giới, tỏi chanh và ớt
- Gia vị: bột canh, đường, mì chính và dầu ăn
Cách làm phở cuốn thập cẩm:
- Cà rốt, dưa chuột rửa sạch bằng nước muối loãng rồi thái sợi
- Thịt nạc cho vào nồi luộc chín, vớt khô thái chỉ, trứng vịt đập vào bát đánh tan rồi tráng mỏng, cắt sợi khoảng 0,5 cm.
- Rau thơm nhặt rửa sạch bằng nước muối loãng.
- Pha mắm chua ngọt chấm phở cuốn: 2 thìa canh nước mắm + 2 thìa canh đường trắng + 1 thìa mì chính +1 quả ớt chín cắt nhỏ + 1 ít nước cốt chanh + tỏi băm nhỏ, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị theo sở thích chua ngọt của bạn.
- Xếp đậu phụ, giò lụa, cà rốt, dưa chuột, bún, trứng tráng, thịt lạc lên đĩa.
- Bóc từng lớp bánh phở rồi đặt thứ tự đậu phụ, giò, cà rốt, dưa chuột, bún, trứng, thịt nạc, rau mùi và cuộn tròn lại. Cuộn lần lượt cho hết phần bánh phở.
- Xếp phở cuốn lên đĩa chấm cùng với mắm đã pha sẵn.
2. Gỏi cuốn
Nguyên liệu:
Cách làm món gỏi cuốn tôm cuối thịt không quá phức tạp, khâu quan trọng nhất có lẽ là việc bạn chuẩn bị nguyên liệu sao cho đẩy đủ. Trong đó cần phải chú trọng đến việc chọn tôm sao cho tươi ngon và phần thịt ba chỉ ăn kèm thì cũng cần phải tươi, thịt ít mỡ...
- 500g tôm.
- 700g thịt ba chỉ.
- 1 cuộn bánh tráng.
- 500g bún tươi.
- Xà lách, rau sống, rau thơm, hẹ.
- Tương hột xay.
- Đồ chua, lạc rang giã nhuyễn.
Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên bạn cần thực hiện các bước sơ chế nguyên liệu. Trong đó phần rau sống, rau thơm, hẹ... bạn đem rửa sạch, ngâm qua với nước muối và sau đó vớt lên để ráo nước.
Bước 2: Chuẩn bị tôm
Sau khi đã hoàn thành xong việc rửa rau thì chuyển qua làm tôm. Tôm bạn rửa sạch, cho vào 1/2 muỗng cafe muối, 1-2 muỗng canh rượu, 1 muỗng cafe đường. Công đoạn thêm gia vị này sẽ giúp tôm đậm đà và không bị hôi và tanh. Bắc nồi lên bếp, sau đó đậy nắp, mở lửa nấu cho tôm chuyển đỏ và đừng quên phải đảo đều. Sau đó bạn đem vớt tôm ra rổ để ráo rồi tiến hành lột vỏ, xẻ đôi tôm và bỏ chỉ lưng của tôm, sau đó xếp ra đĩa để chuẩn bị cho công đoạn chế biến món ngon tiếp theo.
Bước 3: Chuẩn bị thịt
Thịt ba chỉ bạn mua về thì nhớ cạo lông, rửa sạch, sau đó đun sôi nồi nước, thả vào 1 củ hành đập dập và cho thịt vào luộc khoảng 20 phút là được. Vớt thịt ra một bát nước lạnh có thêm vào viên đá để giúp thịt trắng và giòn ngon hơn. Sau đó bạn thái thịt thành lát mỏng cho vào một chiếc đĩa để bước sau sử dụng làm gỏi cuốn.
Bước 4: Chuẩn bị cuốn
Bánh tráng bạn mua về thì nhớ làm ướt, sau đó sắp tôm, thịt, bún, rau, bánh tráng gần tầm tay để chuẩn bị cho công đoạn gói món ngon này. Sau khi bạn làm ướt bánh tráng, thì lót rau bên dưới và xếp bún, thịt, tôm, cùng với cọng hẹ, rau thơm trang trí rồi cuộn cho chắc tay là được. Cứ như vậy bạn thực hiện cách gói món ngon này cho đến khi hết nguyên liệu thì thôi. Bày gỏi cuốn tôm thịt với tương, sau đó rắc thêm lạc và đồ chua nếu thích là có thể mời mọi người cùng thưởng thức.
Bước 5: Làm nước chấm
Bạn phi thơm ít tỏi với dầu, sau đó cho tương hột xay vào xào, tiếp đó nêm đường cho bớt mặn và vừa ăn là được.
3. Bánh tráng cuốn thịt heo
Nguyên liệu: (Cho 4 người ăn)
- Bánh phở cuốn: 1 kg
- Thịt lợn: 0,5 kg
- Bánh đa nem
- Dưa chuột: 2 quả
- Cà rốt: 1 củ
- Chuối xanh: 1 quả
- Dứa: 1 quả
- Rau xà lách, húng láng, húng bạc hà, tía tô, canh giới, mùi...
- Mắm nêm
- Gừng, sả, ớt
Cách làm:
- Rửa sạch, luộc chín thịt rồi để nguội. Lưu ý, để có món bánh tráng cuốn thịt heo ngon, các bạn nên chọn mua phần thịt heo có cả bì, cả mỡ và nạc, có thể là phần thịt ba chỉ, thịt chân giò hoặc thịt mông.
- Thịt heo đã luộc thái thành các miếng mỏng.
- Chuối tước bỏ phần vỏ xanh, thái mỏng rồi ngâm ngay vào nước có pha muối và giấm. Muối và giấm có tác dụng giúp cho chuối không bị chảy nhựa và thâm đen.
- Dứa, cà rốt, dưa chuột gọt vỏ, thái sợi với độ dài vừa ăn, bày ra đĩa, giữ lại nửa quả dứa để pha nước chấm.
- Rau nhặt bỏ phần cuộng và lá già, rửa sạch rồi ngâm rau với nước muối pha loãng trong thời gian 10-15 phút vớt rau ra, vẩy ráo.
- Gừng, sả, dứa các bạn đem xay nhuyễn hoặc bằm nhỏ rồi pha cùng với mắm nêm. Mắm nêm là nước chấm dùng để ăn kèm với bánh tráng cuốn thịt heo. Các loại mắm nêm bán sẵn đóng chai của các hãng thường đã pha chế vừa miệng, các bạn chỉ cần hòa cùng gừng, sả, hoặc có thể thêm ớt nếu thích ăn cay.
- Vậy là đã chuẩn bị xong các nguyên liệu cho món bánh tráng cuốn thịt heo. Giờ các bạn chỉ cần bày thịt, bánh tráng và các loại rau ra đĩa, vì bánh tráng khá mỏng và dễ rách nên khi ăn nên dùng kèm với bánh đa nem.
4. Thịt ba rọi cuộn rau củ
Nguyên liệu:
- 500 g thịt ba rọi, 1 trái su su.
- 1 củ cà rốt, 1 quả dưa leo, hành lá.
Cách chế biến:
- Cà rốt, su su gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi rồi luộc chín. Hành lá cắt đầu, rửa sạch chần sơ qua nước sôi. Thịt heo rửa sạch, luộc chín với ít muối.
- Dưa leo thái sợi, thịt heo luộc chín, thái lát dài.
- Làm nước chấm, phi thơm tỏi băm, cho 2 thìa canh nước mắm, 3 thìa canh tương ớt, 2 thìa canh đường cát, 1 thìa cà phê tiêu bột, trộn đều rồi nêm lại gia vị cho có vị hơi ngọt là được. Sau cùng cho vừng rang vàng vào.
- Đặt lát thịt ra đĩa, cho các loại rau, củ lên, cuốn tròn lại. Dùng lá hành buộc lại bên ngoài rồi thưởng thức với nước chấm tương thơm ngon.
5. Gỏi cuốn tai heo
Nguyên liệu làm gỏi cuốn tai heo:
- 2 cái tai heo
- 2 xấp bánh tráng cuốn
- 400gr bún
- Rau sống các loại: rau diếp cá, rau thơm, rau xà-lách, hẹ…
Nguyên liệu làm mắm nêm:
- 1 chai mắm nêm nguyên chất
- 2 nhánh tỏi (bằm nhỏ)
- 1 quả ớt tươi (bằm nhỏ)
- 1 củ hành khô (bằm nhỏ)
- 1/4 quả dứa bằm nhỏ
- Một chút đường (tuỳ khẩu vị)
Cách làm gỏi cuốn tai heo:
- Rau sống các loại: nhặt sạch ngâm với nước muối pha loãng và rửa sạch lại bằng nước sạch 2-3 lần. Vẩy nước và để cho ráo.
- Tai heo rửa sạch, sau đó bóp muối để khử mùi hôi, tiếp đó rửa bằng nước tranh pha loãng hoặc nước dấm. Rửa sạch lại bằng nước sạch một lần nữa.
- Đun nước tới khi sôi rồi cho tai heo vào, không nên cho vào cùng khi nước lạnh. Đợi khoảng mười 3 phút với tai heo ra cho ngay vào nước đun sôi để nguội có pha dấm loãng. Chờ khi tai heo nguội lại cho tiếp vào luộc tiếp, làm như vậy khoảng 2 – 3 lần tới khi tai heo chín. Mục đích là để tai heo luộc không bị thâm và khi ăn giòn.
- Khi tai heo chín hẳn vớt ra và cho ngay vào tô nước đun sôi để nguội không pha gì để thật nguội xong hãy cắt. Mục đích của quá trình này là để khi cắt và khi ăn tai heo không bị dính với nhau.
- Tai heo thái thật mỏng và khổ lớn dài khoảng 10cm là vừa rồi bỏ ra đĩa. Và cuối cùng là thưởng thức công sức mình vừa bỏ ra.
- Cuốn gỏi: Làm ướt bánh tráng, lót rau xà lách, rau thơm bên dưới, xếp bún, tai heo thái mỏng lên trên cùng, sau đó đặt cọng hẹ vào giữa trang trí (vừa thơm, vừa đẹp). Cuộn lại sao cho chắc tay là được.
- Làm mắm nêm: Cho hành , tỏi, ớt vào xào cho vàng, sau đó cho mắm nêm vào đảo thơm rồi cho 1 chút nước vào và nấu cho sôi, nêm thêm chút đường cho vừa miệng rồi tắt bếp.