Học sinh tiểu học ở Hà Tĩnh thu gom pin cũ, bảo vệ môi trường

(Baohatinh.vn) - Thu gom pin đã qua sử dụng để góp phần bảo vệ môi trường - việc làm ý nghĩa này đang được cô trò Trường Tiểu học Đại Nài (TP Hà Tĩnh) triển khai hiệu quả. Đây cũng là trường học đầu tiên trong toàn tỉnh tổ chức hoạt động này.

Học sinh tiểu học ở Hà Tĩnh thu gom pin cũ, bảo vệ môi trường

Pin sau khi sử dụng nếu không được thu gom xử lý đúng quy định sẽ gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường sống.

Nghiên cứu của Viện Khoa học môi trường và Phát triển (Bộ TN&MT), lượng thủy ngân có trong một cục pin có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1m3 đất trong vòng 50 năm... Khi con người hấp thụ qua đường ăn uống hoặc hít thở, các độc tố phát tán từ pin có thể gây hại não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch.

Hiểu được sự nguy hiểm đó, đầu năm học 2018 - 2019, cô Đậu Thị An - Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Đại Nài đã khởi xướng và phát động trong học sinh toàn trường về việc thu gom pin đã qua sử dụng.

Cô An chia sẻ: “Thông thường, khi pin không còn giá trị sử dụng, người dân có thói quen vứt bừa bãi hoặc bỏ chung vào thùng rác gia đình như các loại rác thải khác, lúc này pin có thể bị đốt hoặc chôn lấp, gây nguy hại rất lớn đến sức khỏe con người và môi trường. Trước thực trạng đó, tôi chọn cách tác động ngay từ gốc đó là giáo dục ý thức và hình thành thói quen phân loại rác cho các em học sinh ngay khi từ còn nhỏ. Hy vọng rằng, khi việc phân loại, thu gom rác đã trở thành thói quen thì chính các em sẽ làm nên sự thay đổi ý thức ở phụ huynh và người thân”.

Học sinh tiểu học ở Hà Tĩnh thu gom pin cũ, bảo vệ môi trường

Từ đầu năm học 2018 - 2019, việc thu gom pin đã qua sử dụng được các em học sinh trường Tiểu học Đại Nài (TP Hà Tĩnh) triển khai hiệu quả

Với ý nghĩa đó, hàng trăm viên pin cũ từ các vật dụng như điều khiển, đồ chơi, đèn pin, đài cassette, đồng hồ... tại các gia đình đã và đang được các em học sinh thu gom đưa về tập kết tại thùng thu gom pin đặt tại sân Trường Tiểu học Đại Nài.

Em Nguyễn Thị Yến Nhi, lớp 5B, trường Tiểu học Đại Nài vui vẻ: “Sau khi nghe cô Tổng phụ trách Đội phát động, tuyên truyền, em hiểu hơn nhiều về hậu quả, sự nguy hiểm khi vứt rác bừa bãi, đặc biệt là pin đã qua sử dụng. Em đã thu gom được 6 cục pin mang về thùng thu gom của trường, sắp tới em và các bạn sẽ tiếp tục thu gom pin. Đây là những việc không hề nặng nhọc mà bọn em có thể làm được".

Chị Nguyễn Thị Phong Lan, phụ huynh học sinh cho biết: “Con về nhà cứ hay hỏi bố mẹ “Pin điều khiển tivi còn dùng được không mẹ? Bao giờ pin không dùng được nữa mẹ không được vứt lung tung mà hãy cho con nhé!" Lúc đầu tôi cứ nghĩ con lấy để chơi hay có trò gì nghịch phá, thế nhưng sau đó nghe con nói về hoạt động ý nghĩa này, tôi rất vui và hết lòng ủng hộ. Đáng mừng hơn, từ đó con có ý thức hơn trong phân loại rác, vứt rác đúng quy định”.

Học sinh tiểu học ở Hà Tĩnh thu gom pin cũ, bảo vệ môi trường

Biện pháp tạm thời được cô trò Trường Tiểu học Đại Nài áp dụng đó là đựng pin trong chai nhựa

Học sinh tiểu học ở Hà Tĩnh thu gom pin cũ, bảo vệ môi trường

Sau đó đổ cát, đổ nước vào chai và đặt ở chỗ cao ráo, tránh tầm tay trẻ em

Việc thu gom pin cũ đang được triển khai hiệu quả, tuy nhiên vấn đề đang khiến cô trò Trường Tiểu học Đại Nài “đau đầu” đó là việc xử lý pin sau khi thu gom.

Cô Đậu Thị An cho biết: “Pin sau khi thu gom cần được gửi đến nơi có nhà máy xử lý chuyên dụng, đảm bảo quy định nghiêm ngặt về môi trường hoặc gửi đến Chương trình Việt Nam tái chế qua các địa chỉ ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để các đơn vị đó thu gom pin thì mình phải trực tiếp đưa pin đến các địa điểm, trong khi đó kinh phí hỗ trợ cho việc này trường không đảm đương được, cũng không có đơn vị nào hỗ trợ kinh phí. Vì vậy, cô trò đang rất bối rối chưa biết xử trí thế nào. Vừa qua, đọc các thông tin trên mạng, biết được cách xử lý thủ công là bỏ pin vào chai nhựa, đổ thêm cát và nước rồi chôn xuống đất, nhưng hiện tại thông tin này chưa được kiểm chứng nên chúng tôi chưa yên tâm”.

Bí thư Thành đoàn Hà Tĩnh Nguyễn Duy Ngân bày tỏ: “Việc làm của Liên đội Trường Tiểu học Đại Nài rất ý nghĩa và hiệu quả. Chúng tôi mong muốn Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan chức năng liên quan cùng phối hợp, hỗ trợ kinh phí hoặc có các hướng dẫn để xử lý pin sau thu gom; qua đó, nhân lên hiệu quả của hoạt động ý nghĩa này”.

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống