Hơn 20 năm “chèo lái” vùng quê nghèo thành khu dân cư mẫu

(Baohatinh.vn) - Hơn 20 năm làm Phó Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Đông Đoài, xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Hoàng Bá Ninh (SN 1966) đã cùng bà con trong thôn xây dựng miền quê nghèo thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu trù phú, thanh bình.

Hơn 20 năm “chèo lái” vùng quê nghèo thành khu dân cư mẫu

Ông Ninh chỉnh trang vườn mẫu của gia đình

Có 16 năm gắn bó với quân ngũ nên đã rèn giũa cho ông Hoàng Bá Ninh những phẩm chất giản dị mà cao quý của người lính Cụ Hồ. Vì thế, năm 1990, sau khi phục viên trở về địa phương, ông được các bạn đoàn viên thanh niên trong thôn tin tưởng, bầu giữ chức Bí thư Chi đoàn.

Cũng bởi sự tín nhiệm đó, đến đầu năm 2001, ông được bầu giữ chức Phó Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đông Đoài cho đến nay.

Hơn 20 năm “chèo lái” vùng quê nghèo thành khu dân cư mẫu

Thôn Đông Đoài bước vào công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) với nhiều khó khăn, bởi thu nhập của người dân còn thấp, nhiều người chưa thực sự mặn mà với xây dựng NTM.

Để “khai thông” tư tưởng cho bà con, ông Ninh cùng các đồng chí trong liên đoàn cán bộ thôn không quản ngại khó khăn, tranh thủ thời gian đến tận nhà dân để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, vận động người dân cùng chung sức làm việc lớn.

Hơn 20 năm “chèo lái” vùng quê nghèo thành khu dân cư mẫu

Ông Ninh cho biết: "Muốn vận động được người dân tham gia thì việc đầu tiên là cán bộ, đảng viên trong thôn phải gương mẫu đi đầu. Khi cả xã chưa ai hiến đất, phá hàng rào để mở rộng đường thì tôi cùng gia đình đã tiên phong hiến hơn 150m2 đất; từ đó, lần lượt các đảng viên, Nhân dân trong thôn noi theo tự phá hàng rào để mở rộng đường. Dần dần, việc hiến đất mở đường thực sự trở thành phong trào, đường mở đến đâu, người dân trong thôn sẵn sàng dịch hàng rào vào đến đó”.

Cũng theo ông Ninh, ngoài tiên phong trong xây dựng NTM, gia đình ông cũng luôn chăm lo phát triển kinh tế để bà con noi theo. Hiện tại, khu vườn mẫu của gia đình ông có hơn 100 gốc bưởi, 1 sào rau màu các loại và chăn nuôi hơn 100 con gà, mỗi năm cho thu nhập gần 80 triệu đồng.

Hơn 20 năm “chèo lái” vùng quê nghèo thành khu dân cư mẫu

Ông Hoàng Bá Bình - một người dân ở thôn Đông Đoài đang chỉnh trang hàng rào xanh

Bằng sự gương mẫu, tích cực của mình, ông Ninh đã nêu gương cho người dân thôn Đông Đoài tích cực lao động, sản xuất, đoàn kết xây dựng NTM, cùng chung tay phát triển kinh tế, từng bước đưa miền quê nghèo vươn lên trở thành khu dân cư NTM kiểu mẫu cấp tỉnh.

Hơn 20 năm “chèo lái” vùng quê nghèo thành khu dân cư mẫu

Bà Đặng Thị Hương (SN 1968, thôn Đông Đoài) cho hay: “Nhờ được ông Ninh hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm làm vườn mẫu mà gia đình tôi có thể làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương như ngày hôm nay.

Hiện, khu vườn mẫu của gia đình tôi trồng hơn 100 gốc ổi Đài Loan, gần 2 sào rau thơm các loại, mỗi năm thu khoảng 60 triệu đồng. Nguồn thu này đã giúp chúng tôi vươn lên trở thành hộ khá của thôn”.

Hơn 20 năm “chèo lái” vùng quê nghèo thành khu dân cư mẫu

Ông Hoàng Duy Thắng (SN 1957, thôn Đông Đoài) tâm sự: “Hiểu được mục đích của chương trình NTM là làm cho dân hưởng, nên hầu hết bà con ai cũng hăng hái thi đua xây dựng.

Những tuyến đường sạch đẹp cùng các khu vườn mẫu mướt xanh cây trái bốn mùa đã làm cho Đông Đoài chúng tôi trở thành miền quê đáng sống. Đó sẽ là động lực, niềm tự hào để mỗi người dân ra sức gìn giữ và phát huy hơn nữa”.

Hơn 20 năm “chèo lái” vùng quê nghèo thành khu dân cư mẫu

Nhờ thay đổi cây trồng, vật nuôi và áp dụng kỹ thuật trồng mà các cấp hướng dẫn, không chỉ gia đình bà Hương, ông Thắng mà nhiều hộ dân khác trong thôn Đông Đoài đã thoát được cái nghèo, cái khó, từng bước vươn lên, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Hơn 20 năm “chèo lái” vùng quê nghèo thành khu dân cư mẫu

Toàn thôn Đông Đoài có 242 hộ, dù dân cư đông nhưng bà con rất đoàn kết, mọi phong trào đều được người dân tích cực tham gia, nhất là công cuộc xây dựng NTM.

Minh chứng cho điều đó là hiện thôn đã xây dựng được 22 vườn mẫu đạt chuẩn. Đặc biệt, thôn đã được công nhận khu dân cư NTM kiểu mẫu cấp tỉnh vào năm 2020.

Hơn 20 năm “chèo lái” vùng quê nghèo thành khu dân cư mẫu

Ông Hoàng Bá Ninh cho biết: "Tính từ năm 2015 đến nay, Nhân dân thôn Đông Đoài đã hiến hơn 4.000 m2 đất, phá bỏ 50 cột cổng kiên cố, 500m tường rào bê tông, đóng góp hơn 100.000 ngày công và gần 1,5 tỷ đồng để chỉnh trang khu dân cư…

Nhờ những đóng góp to lớn đó, mà thôn Đông Đoài đã trở thành điểm sáng của xã và của huyện trong xây dựng NTM".

Hơn 20 năm “chèo lái” vùng quê nghèo thành khu dân cư mẫu

Ông Nguyễn Ngọc Nam - một người dân trong thôn chia sẻ: “Thôn Đông Đoài đổi mới được như hôm nay là kết quả sự đồng lòng, chung sức của tập thể lãnh đạo thôn, ý thức đoàn kết của người dân, trong đó có sự đóng góp công sức không nhỏ của Phó Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Hoàng Bá Ninh.

Ông Ninh là người luôn tận tâm, tận lực, không nề hà bất cứ công việc khó khăn nào. Bà con chúng tôi luôn noi gương ông để cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh”.

Hơn 20 năm “chèo lái” vùng quê nghèo thành khu dân cư mẫu

Kinh tế ổn định nên trên khuôn mặt của mỗi người dân thôn Đông Đoài, từ em nhỏ cho đến các cụ già, niềm hạnh phúc dường như luôn đong đầy.

Ngoài tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân đóng góp tiền của, ngày công để xây dựng cơ sở vật chất cho thôn, ông Hoàng Bá Ninh luôn sát sao từng công việc trong quá trình xây dựng NTM. Từ việc bê tông hóa từng con đường cho đến xây dựng vườn mẫu, hàng rào xanh… công việc nào cũng in đậm bóng dáng của ông. Cấp ủy, chính quyền xã đánh giá cao những đóng góp của ông Ninh trong thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở.

Ông Nguyễn Văn Báu - Bí thư Đảng ủy xã Nam Phúc Thăng

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.