Hương Sơn mở rộng diện tích trồng ngô ngọt

(Baohatinh.vn) - So với giống ngô truyền thống, giống ngô ngọt, hay còn gọi là ngô Hybrix được trồng thử nghiệm tại xã Sơn Tây, Sơn Tiến, Sơn Ninh và xã Kim Hoa (Hương Sơn – Hà Tĩnh) có nhiều ưu thế nổi bật cần được nhân rộng.

Sáng 7/3, tại xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất ngô ngọt liên kết giữa huyện Hương Sơn và Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (TP Tam Điệp – Ninh Bình).

Lãnh đạo huyện Hương Sơn cùng đại diện các địa phương trên địa bàn huyện tham dự.

Mô hình trồng ngô ngọt được triển khai thí điểm vào đầu tháng 11/2023 với diện tích 13 ha, trong đó ở Sơn Tây có diện tích 3 ha, Kim Hoa 6 ha, Sơn Ninh và Sơn Tiến mỗi xã trồng 2 ha.

Tại xã Sơn Tây, diện tích trồng ngô ngọt được 27 hộ dân triển khai tại các thôn Bồng Phài, Trung Lưu, Cây Tắt, hộ ít nhất diện tích 0,65 ha, hộ lớn nhất là 2 ha.

IMG_0370.JPG
Chủ tịch UBND xã Quang Diệm Lê Trường Sơn: Giá ngô ngọt giống hiện còn cao nên đề nghị đối tác liên doanh xem xét lại một cách phù hợp.

Đánh giá kết quả bước đầu cho thấy, cây ngô ngọt sinh trưởng, phát triển nhanh, khỏe mạnh, phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn hơn so với ngô truyền thống (từ 10 - 15 ngày) nên rất thuận lợi cho việc canh tác, gối vụ. Cây ngô ngọt có thể trồng xen kẽ với các loại cây trồng khác. Năng suất trung bình đạt 750 – 800 kg/sào, cao hơn ngô lai truyền thống khoảng 2,5 lần. Doanh thu ước đạt hơn 4 triệu đồng/sào; lợi nhuận ước tính 2,4 triệu đồng/sào.

IMG_0303.JPG
Thu hoạch ngô ngọt tại thôn Trung Lưu, xã Sơn Tây.

Thân cây ngô được tận dụng làm nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi sau khi thu hoạch bông. Đặc biệt, sản phẩm ngô sau thu hoạch được Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tiêu thụ nên người dân không lo thị trường đầu ra, từ đó có thể nhân rộng ra nhiều địa phương khác.

Tại hội thảo, một số đại biểu băn khoăn cho rằng giá cây giống ngô ngọt khá cao, hơn nữa, diện tích tại nhiều địa phương còn manh mún nên triển khai gặp không ít khó khăn. Cây ngô ngọt không chịu được nắng hạn, rất dễ hư hỏng nên vụ hè thu không thể triển khai được.

Về phía đối tác liên doanh cũng đề nghị bà con Nhân dân phải thực hiện đúng cam kết, không vì lợi nhuận trước mắt mà tuỳ tiện tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến kế hoạch thu mua phục vụ xuất khẩu của doanh nghiệp.

IMG_0310.JPG
Ngô ngọt hiệu quả kinh tế cao, chất lượng cao hơn hẳn nên bà con rất phấn khởi.

Từ kết quả trồng thử nghiệm, huyện Hương Sơn đặt mục tiêu mở rộng diện tích trồng ngô ngọt, nhằm thay thế các loại cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế không cao, đặc biệt tại những khu vực đất trống bị bỏ hoang.

Để tạo thuận lợi cho các hộ dân trồng ngô ngọt, huyện Hương Sơn đề nghị các địa phương hỗ trợ người dân chuyển đổi trồng ngô ngọt bằng cách cho nợ tiền giống, phân bón đến khi thu hoạch sẽ khấu trừ.

IMG_0380.JPG
Bí thư Huyện ủy Hương Sơn Bùi Nhân Sâm phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Huyện ủy Hương Sơn Bùi Nhân Sâm nhấn mạnh: Qua đánh giá của cơ quan chuyên môn cũng như qua thực tiễn cho thấy giống ngô ngọt có nhiều ưu thế nổi trội, năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với giống ngô truyền thống.

Ngoài sản phẩm được chế biến thực phẩm, thân cây ngô còn được sử dụng để chăn nuôi. Vì vậy, đề nghị các ngành chức năng cần tính toán cụ thể để tiếp tục mở rộng diện tích, đặc biệt là tại những khu vực diện tích bỏ hoang. Cả hệ thống chính trị cần làm tốt công tác tuyên truyền để người dân tiếp tục mở rộng sản xuất, đồng thời giữ uy tín trong liên kết sản xuất sau khi hợp tác liên kết đã được ký kết. Về phía công ty cần có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm để bà con yên tâm sản xuất.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.