(Baohatinh.vn) - Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) dự kiến sẽ trồng thử nghiệm 50 ha dứa Cayen liên kết với doanh nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Đoàn công tác của huyện Hương Sơn vừa đến tham quan, tìm hiểu mô hình trồng dứa tại thành Phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Đại diện Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao giới thiệu quy trình trồng dứacayen cho đoàn công tác.
Đoàn đã tham quan mô hình trồng dứa Cayen (nguồn gốc Thái Lan) tại thôn Khe Gồi, xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp. Mô hình do Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) thực hiện.
Dứa Cayen Đồng Giao có hình trụ, màu vàng cam nhạt, mùi thơm, vị ngọt đậm, không xơ; mỗi quả từ 1,53 - 1,78 kg; tỷ lệ phần ăn được từ 72 - 75%. Thời gian trồng loại cây này trong vòng 18 tháng, mỗi ha có thể trồng được 4.000 chồi giống, năng suất cao nhất có thể lên tới 80 tấn/ha. Trừ chi phí sản xuất, người dân có thể thu lợi nhuận 100 triệu đồng/ha.
Đây là đặc sản của Ninh Bình, có mặt trong sách top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam, đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm dứa Đồng Giao.
Sau khi tham quan thực địa, đoàn công tác của huyện Hương Sơn đã có buổi làm việc với Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao Đinh Gia Nghĩa giới thiệu sản phẩm dứa Cayen.
Lãnh đạo Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao khẳng định, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn, đào tạo, hướng dẫn chuyển giao các quy trình kỹ thuật cho người dân; cung ứng giống đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, qui cách; cam kết thu mua 100% sản phẩm hàng hóa sau thu hoạch... trong quá trình hợp tác liên kết sản xuất dứa Cayen.
Bí thư Huyện ủy Hương Sơn Bùi Nhân Sâm phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Huyện ủy Bùi Nhân Sâm cho rằng, qua tham quan, tìm hiểu, giống dứa Cayen khá phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Hương Sơn và cũng là loại cây có giá trị kinh tế cao. Trước mắt, huyện sẽ triển khai trồng thử nghiệm tối thiểu 50 ha tại một số xã, thị trấn trên địa bàn. Sau khi có hiệu quả sẽ nhân rộng mô hình theo hướng hàng hóa.
Ngày 26/1/2024, huyện Hương Sơn đã ký kết biên bản hợp tác với Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao về hợp tác trồng và bao tiêu sản phẩm dứa Cayen, ngô ngọt và đậu tương rau.
Đến nay, sản phẩm ngô ngọt đã cho hiệu quả tốt, năng suất cao hơn 2 lần so với ngô hạt truyền thống. Đậu tương rau cũng đang được trồng thử nghiệm với diện tích 1.6 ha tại xã Sơn Lễ, dự kiến cho thu hoạch vào đầu tháng 5 tới với lợi nhuận có thể đạt 30 - 35 triệu đồng/ha.
Một con hươu ở trại Nhật Thuận (Hà Tĩnh) gây xôn xao khi sở hữu cặp nhung gần 4kg. Dù có người trả tới 450 triệu đồng mua con hươu, chủ trại vẫn kiên quyết từ chối bán.
Bước vào mùa nắng nóng, người dân Hà Tĩnh đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp chống nóng cho đàn vật nuôi, cây trồng nhằm đảm bảo năng suất và nguồn thu nhập cuối vụ.
Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Bảo vệ môi trường tự nhiên, xây dựng hệ sinh thái phong phú và bền vững là tiêu chí TP Hà Tĩnh đang hướng đến nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người dân vì thành phố xanh.
Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỷ lệ tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 tại Hà Tĩnh vẫn còn đạt thấp, tiềm ẩn nguy cơ làm lây lan dịch bệnh trên diện rộng.
Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Hà Tĩnh phát huy tiềm năng, mở rộng đối tượng nuôi trồng và thực hiện các giải pháp khác để sản xuất 4.677 ha ao, hồ nước ngọt cho sản lượng khoảng 7.600 tấn, giá trị 306 tỷ đồng.
Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Với tinh thần đại đoàn kết, thôn Đông Vịnh (xã Cẩm Vịnh, TP Hà Tĩnh) đã về đích khu dân cư NTM kiểu mẫu vào năm 2022 và đang tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí.
HTX Xuyên Sơn ở huyện Cẩm Xuyên đã ứng dụng nuôi cấy mô sản xuất cây giống và trại nuôi hươu giống để cung cấp “đầu vào” tốt nhất cho bà con nông dân Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận.
Một số nông dân tùy tiện sử dụng giống lúa ngoài cơ cấu khiến bệnh đạo ôn phát sinh, lây lan và đang gây nguy cơ ảnh hưởng năng suất cuối vụ lúa xuân ở Hà Tĩnh.
Môi trường là tiêu chí cốt lõi trong xây dựng NTM. Để hoàn thiện và củng cố tiêu chí này, Hà Tĩnh đã thực hiện các giải pháp, từ phát huy trách nhiệm cộng đồng đến xây dựng các mô hình ứng dụng KHCN trong xử lý nước thải, chất thải.
Những chuyến mực tươi ngon cùng nhiều loại hải sản có giá trị khác cập Cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, Thạch Hà) đã tạo thêm nguồn cung dồi dào cho thị trường Hà Tĩnh.
Hơn 150 đại biểu được trang bị các kiến thức về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; ATTP trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Từ đầu năm đến nay, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Tĩnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, Hội LHPN tỉnh tổ chức 12 lớp tập huấn xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu cho 1.511 hộ dân.
Sau nhiều năm trồng hoa màu kém hiệu quả, chị Tống Thị Nhung (xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) chuyển sang trồng ổi Đài Loan, mỗi năm thu nhập hơn 600 triệu đồng.
Mô hình trình diễn nuôi xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính trong ao lót bạt tại phường Đồng Môn, TP Hà Tĩnh góp phần hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mùa nắng nóng cận kề, lực lượng kiểm lâm và chủ rừng ở Hà Tĩnh đang gấp rút chuẩn bị phương án, lực lượng, phương tiện, hậu cần để chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó nếu không may xảy ra cháy rừng.
Hơn 34.500ha rừng tại Hà Tĩnh đã được cấp chứng chỉ FSC về quản lý bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xây dựng chuỗi giá trị gỗ rừng trồng hiệu quả, minh bạch.
Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Thời tiết nồm ẩm, sương mù dày đặc xen kẽ các ngày nắng cùng với nguồn bệnh có sẵn trên đồng ruộng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa xuân ở Hà Tĩnh.