(Baohatinh.vn) - Mô hình đậu tương rau được triển khai ở xã Sơn Lễ nhằm thử nghiệm đưa các loại giống mới, hiệu quả vào thay thế những cây trồng kém hiệu quả trên địa bàn Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi Hương Sơn theo dõi sâu bệnh trên cây đậu tương rau.
Để đa dạng hóa cây trồng, khai thác tối đa giá trị trên đơn vị diện tích, UBND huyện Hương Sơn đã ký văn bản hợp tác kinh tế với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (TP Tam Điệp – Ninh Bình), triển khai mô hình thử nghiệm sản xuất cây đậu tương rau trên diện tích 1,6 ha tại thôn Tây Nam, xã Sơn Lễ.
Mô hình có kinh phí 50 triệu đồng do Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tài trợ; Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi Hương Sơn là đơn vị triển khai trồng, theo dõi sinh trưởng. Sau thời gian trồng sẽ đưa vào đánh giá và nhân ra diện rộng tại các địa phương trên địa bàn huyện.
Cây đậu tương rau có xuất hiện nhiều loại sâu xanh, sâu ăn lá.
Theo ông Phan Xuân Đức – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Hương Sơn, đậu tương rau là một món ăn có nguồn gốc từ Nhật Bản, khá ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, được thu hái khi quả còn xanh và luộc ăn như một món rau.
Ưu điểm của đậu tương rau không chỉ thời gian cho thu hoạch nhanh, hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần cải tạo, tăng dinh dưỡng và độ phì nhiêu của đất. Hiện tại, trung tâm thường xuyên cử cán bộ theo dõi sinh trưởng, phát hiện và xử lý các loại sâu bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật. Sau khi thu hoạch, huyện Hương Sơn sẽ tổ chức hội thảo, đánh giá rút kinh nghiệm, từ đó xem xét nhân rộng.
Được biết, mô hình thử nghiệm trồng cây đậu tương rau tại xã Sơn Lễ được xuống giống từ ngày 17/2, đến nay, qua theo dõi, cây sinh trưởng khá tốt, đang phát triển thân, lá với chiều cao thân cây đạt 25 - 30 cm. Cây có xuất hiện một số loại sâu như: sâu xanh, sâu ăn lá.
Dự kiến, mô hình sẽ cho thu hoạch vào ngày 1/5 tới, năng suất ước đạt từ 8 - 10 tấn/ha. Với giá thu mua 8.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, đậu tương rau sẽ cho thu nhập khoảng 30 – 35 triệu đồng/ha.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Thời điểm này, các địa phương đồng loạt ra quân cao điểm xây dựng NTM, đô thị văn minh, dồn sức cho mục tiêu Hà Tĩnh được Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.
Bằng sự cần cù, chăm chỉ, ông Dương Công Lưu đã "biến" vùng đất đồi Khe Xai (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) trở thành trang trại tổng hợp cho thu nhập hằng trăm triệu đồng mỗi năm.
Bệnh đạo ôn đã phát sinh trên đồng ruộng Hà Tĩnh và dự báo có thể tiếp tục lan rộng trong thời gian tới, nhất là trên giống nhiễm và chân ruộng thừa đạm.
Tiếp tục giữ lửa phong trào, người dân các địa phương ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) đều đang tích cực ra quân nâng chất các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Với sự tận tụy, trách nhiệm, ông Nguyễn Mạnh Sơn đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng thôn Hồng Kỳ, xã Sơn Phú (Hương Sơn) ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Sâm bố chính, dứa là 2 loại cây trồng mới được người dân xã Kim Hoa (Hương Sơn - Hà Tĩnh) thử nghiệm, kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, thay thế một số cây trồng đã thoái hóa.
Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Quế Lâm và nhiều địa phương (trong đó có Hà Tĩnh) phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn theo chuỗi giá trị.
Với định hướng làm nông nghiệp tử tế, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đang phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị tại nhiều địa phương, trong đó có Hà Tĩnh.
Những tháng đầu năm, các địa phương trên toàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang sôi nổi ra quân cao điểm xây dựng nông thôn mới, tạo khí thế thi đua khắp mọi miền quê.
Cán bộ chuyên môn đưa ra một số lưu ý khi người dân thực hiện thụ phấn bổ sung cho cây bưởi đặc sản Phúc Trạch ở Hương Khê (Hà Tĩnh) nhằm đảm bảo tỷ lệ đậu quả cao.
Theo kế hoạch, từ nay đến 30/5, Hà Tĩnh sẽ tập trung triển khai tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2025, góp phần hạn chế dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững.
Để đảm bảo năng suất, chất lượng cuối vụ, thời điểm này, các hộ dân trồng lạc tại Hà Tĩnh đang triển khai nhiều giải pháp phòng trừ bệnh sâu bệnh hại lạc xuân.
Dịch tả lợn châu Phi trên đàn vật nuôi ở Hà Tĩnh cơ bản được kiểm soát. Hầu hết các địa phương có dịch không phát sinh ổ dịch mới trong khoảng 10 ngày nay. Người chăn nuôi đang chuẩn bị các điều kiện để sớm có thể tái đàn đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Từng thất bại trong những ngày đầu chuyển đổi cây trồng, nhưng nhờ kiên trì, đến nay, nhiều hộ dân xã Sơn Hồng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) có nguồn thu nhập ổn định từ trồng chè liên kết.