Indonesia khánh thành Nhà máy điện mặt trời nổi lớn nhất Đông Nam Á

Nhà máy điện mặt trời nổi Terapung Cirata được xây dựng trên tổng diện tích mặt nước 200 ha ở tỉnh Tây Java, dự kiến đạt tổng sản lượng 245 GWh và sẽ góp phần giảm 214.000 tấn CO2 mỗi năm.

Indonesia khánh thành Nhà máy điện mặt trời nổi lớn nhất Đông Nam Á

Dự án Cirata là Nhà máy điện mặt trời nổi lớn nhất ở Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới. (Ảnh: Nikkei Asia)

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Indonesia đã khánh thành và đưa vào khai thác Nhà máy điện mặt trời nổi Terapung Cirata lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ ba thế giới với công suất 192 MWp, đặt tại tỉnh Tây Java.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) nhấn mạnh rằng Terapung Cirata là “giấc mơ lớn” của Indonesia trong việc xây dựng các nhà máy năng lượng tái tạo mới trên quy mô lớn nhằm cung cấp nguồn điện sạch cho đất nước.

Theo ông Jokowi, việc khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy Terapung Cirata sẽ bổ sung cho công suất thủy điện tại chỗ, hiện đạt 1.000 MW. Dự kiến, công suất của nhà máy sẽ được nâng lên 500 MWp, thậm chí có thể đạt tối đa 1.000 MWp trong tương lai.

Ông Jokowi cho rằng Indonesia có thể khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo mới từ một số công nghệ sẵn có trong nước, khẳng định rằng các thách thức về thời tiết và địa lý có thể khắc phục được bằng cách xây dựng lưới điện thông minh kết nối từng nguồn năng lượng với các trung tâm kinh tế.

Người đứng đầu chính phủ Indonesia bày tỏ hy vọng rằng mô hình nhà máy Terapung Cirata sẽ khuyến khích các doanh nghiệp khác đầu tư vốn để phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo như Nhà máy điện mặt trời, nhà máy thủy điện, nhà máy địa nhiệt và nhà máy điện gió .

Tổng thống Jokowi khẳng định rằng các công trình như Nhà máy điện mặt trời nổi Terapung Cirata sẽ giúp gia tăng tỷ lệ năng lượng mới và tái tạo trong cơ cấu năng lượng quốc gia lên mức 23% vào năm 2025, đồng thời cam kết tiếp tục theo đuổi mục tiêu đề ra.

Theo Tổng thống Jokowi, nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng mới và tái tạo đang “xếp hàng dài” để vào Indonesia. Trong số các nhà đầu tư tiềm năng, có những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thủy điện đang trong quá trình hoàn thiện kế hoạch và thủ tục đầu tư.

Được xây dựng trên tổng diện tích mặt nước 200 ha, Nhà máy điện mặt trời nổi Terapung Cirata dự kiến đạt tổng sản lượng 245 GWh với mức giá cạnh tranh là 5,8 cent/kWh, và sẽ góp phần giảm 214.000 tấn CO2 mỗi năm.

Dự án chiến lược quốc gia này do Tổng công ty Điện lực Nhà nước PLN và Công ty Năng lượng Tái tạo Masdar của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) triển khai với sự hỗ trợ từ 3 tổ chức cho vay hàng đầu là Ngân hàng Sumitomo Mitsui, Société Générale, và Ngân hàng Standard Chartered.

Theo Vietnamplus

Đọc thêm

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Ngày 14/4, một trận bão cát lớn đã quét qua khu vực miền Trung và miền Nam Iraq, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và hoạt động hàng không. Theo thống kê ban đầu, hơn 1.800 người đã phải nhập viện do gặp các vấn đề về hô hấp.
Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, một sắc lệnh khẩn cấp mới yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà khai thác viễn thông và chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội phải chia sẻ trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo đã chính thức có hiệu lực tại Thái Lan từ ngày 13/4.
Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 10/4 cho biết, Kiev đã truyền đạt rõ ràng tới Washington rằng việc hạn chế quy mô lực lượng vũ trang hoặc mức độ sẵn sàng tác chiến của quân đội Ukraine là “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.