Khẩn cấp bảo tồn loài voi Châu Á ở Vườn Quốc gia Vũ Quang

(Baohatinh.vn) - Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) có hệ động thực vật rất phong phú, là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, đặc biệt đây đang là địa bàn sinh sống của voi Châu Á.

Khẩn cấp bảo tồn loài voi Châu Á ở Vườn Quốc gia Vũ Quang

Tuy vậy, hiện nay, môi trường sống của loài voi đang bị thu hẹp do việc xây dựng các công trình để phát triển kinh tế - xã hội, tác động của biến đổi khí hậu...; do đó, việc bảo tồn loài voi là rất cấp thiết.

Sau khi Tổng cục Lâm nghiệp có Thông báo số 2054/TB-TCLN-VP ngày 19/11/2018 thống nhất đưa Vườn Quốc gia Vũ Quang - Hà Tĩnh vào vùng thực hiện “Đề án Tổng thể bảo tồn Voi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020” theo Quyết định số 763/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ”, Vườn Quốc gia Vũ Quang đã xây dựng “Dự án khẩn cấp bảo tồn Voi Châu Á giai đoạn 2019 – 2025, tầm nhìn đến 2030 tỉnh Hà Tĩnh”.

Khẩn cấp bảo tồn loài voi Châu Á ở Vườn Quốc gia Vũ Quang

Cây pơ mu được ghi nhận lớn nhất trong lâm phần quản lý của Vườn quốc gia Vũ Quang với đường kính đoạn gốc lên đến 2,2m

Mục đích của đề án là phát triển quần thể voi hoang dã; khôi phục, bảo vệ nguồn gen động vật, thực vật nguy cấp quý hiếm và đa dạng sinh học trong vùng sinh cảnh của voi; ngăn chặn phòng ngừa hiệu quả xung đột giữa voi với người; tăng cường hợp tác, thực thi pháp luật, kiểm soát các hoạt động buôn bán vận chuyển trái phép ngà và dẫn xuất của voi, góp phần bảo tồn các quần thể voi trên địa bàn tỉnh.

Khẩn cấp bảo tồn loài voi Châu Á ở Vườn Quốc gia Vũ Quang

Thỏ vằn Trường Sơn được phát hiện trong Vườn Quốc gia Vũ Quang. Ảnh: Việt Hùng

Ngày 5/12 vừa đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản trình Bộ NN&PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp xem xét, phê duyệt "Dự án Khẩn cấp bảo tồn Voi Châu Á giai đoạn 2019 - 2025, tầm nhìn đến 2030 tỉnh Hà Tĩnh” để sớm triển khai thực hiện.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).