Khi người nghèo được trao “cần câu”

(Baohatinh.vn) - Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng dự án đầu tư phát triển chuỗi giá trị cho cây lạc do SRDP tài trợ đã có tác động lớn đối với các hộ nghèo ở Đức Châu (Đức Thọ). “Ngoài việc nâng cao thu nhập và ổn định việc làm cho người dân, tình trạng thương lái “ép” giá khi được mùa cũng chấm dứt” - Chủ tịch UBND xã Đức Châu Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh.

Hơn tháng nay, chị Trần Thị Minh - hộ nghèo thôn Diên Phúc (Đức Châu) thoát khỏi nỗi lo “đánh đường” hàng chục km đến những địa phương khác để ép dầu lạc, vì trên địa bàn xã đã có máy ép. “Trong khi đó, chị Lê Thị Hoài và rất nhiều chị em cùng thôn thuộc Tổ hợp tác (THT) ép dầu lạc phấn khởi vì bây giờ “thu hoạch xong, mang đến máy ép thành dầu để hàng năm trời cũng chẳng sao. “Máy nhà” nên rảnh lúc nào làm lúc đó”.

khi nguoi ngheo duoc trao can cau

Hệ thống máy ép dầu lạc được SRDP đầu tư tại xã Đức Châu góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Vốn được coi là “vựa lạc’ của huyện Đức Thọ và giá trị từ cây lạc mang lại là rất lớn nhưng thu nhập của người dân xã Đức Châu vẫn rất thấp (năm cao nhất chỉ đạt 26 triệu đồng/người). Nguyên nhân là sau thu hoạch, toàn bộ sản lượng được bán lại cho tư thương ở 2 huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn (Nghệ An) với mức giá khá “bèo”, thậm chí, những năm được mùa còn bị tư thương ép giá. Đầu tư một chiếc máy ép dầu lạc - ý tưởng này không mới, lại không quá khó đối với các hộ dân, có điều, 1 năm chỉ sản xuất 1 vụ lạc xuân nên máy rất dễ bị “đắp chiếu”. Thế nên, sau khi tính toán, cân nhắc kỹ, cán bộ SRDP (dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo) phụ trách huyện Đức Thọ Trần Đức Lý đề xuất triển khai dự án (CSA) “đầu tư hệ thống nhà xưởng và các thiết bị máy móc cho THT ép dầu lạc xã Đức Châu” với 13 thành viên. Dự án có tổng số vốn đầu tư trên 480 triệu đồng, trong đó, SRDP tham gia trên 200 triệu đồng (tiền mặt và hiện vật). Điểm giống nhau “chung” của các CSA có sự tham gia của SRDP là đối tượng chủ yếu hộ nghèo, cận nghèo.

Theo tính toán, với diện tích 1 ha, năng suất bình quân 2,4 tấn/ha, nếu người dân bán cho thương lái với giá 23 triệu đồng/tấn, doanh thu mang lại sẽ là 55,2 triệu đồng/ha. Nhưng nếu được ép qua máy sẽ đạt trên 305 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với trước khi dự án đầu tư. Đó là chưa tính đến sản phẩm phụ (khô dầu) dùng để “vỗ béo” cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh nâng cao hiệu quả kinh tế cho các thành viên THT, dự án còn tạo việc làm ổn định cho 13 thành viên thông qua việc ký kết hợp đồng thu mua, chế biến, nhận và giao hàng với HTX Nông nghiệp Đức Châu và các hộ dân vùng phụ cận. Đó là chưa nói đến khi có nhiều đơn đặt hàng, THT sẽ hợp đồng thêm lao động thời vụ; đồng thời, hướng dẫn quy trình thực hiện và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nếu có yêu cầu thành lập THT dầu lạc ngay trên địa bàn hoặc các xã lân cận.

Mục tiêu đặt ra khi dự án kết thúc vào tháng 8/2017 là giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tại xã Đức Châu từ 15,38% xuống 9,3%, đặc biệt, các thành viên THT sẽ không còn hộ nghèo, cận nghèo. Chủ tịch UBND xã Đức Châu Nguyễn Văn Hiền khẳng định: “Điều quan trọng là người dân nghèo được trao “cần câu”, hiệu quả và giá trị vững bền trong phát triển kinh tế sẽ cao hơn nhiều so với cho… “xâu cá”.

Chủ đề Lao động việc làm

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.