Khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới

Chiều 21/12, Bộ Giao thông Vận tải khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới dài 652 m trên quốc lộ 32C, thay thế cầu Phong Châu cũ bị hư hỏng trong bão Yagi.

Điểm đầu dự án tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao; điểm cuối tại xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông. Cầu chính dài 383 m, đoạn đường dẫn cầu vuốt nối về phía Lâm Thao dài 113 m, phía Tam Nông dài 155 m.

Cầu mới rộng 20,5m phù hợp với bề rộng nền đường đầu cầu, sử dụng dầm bêtông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Phần cầu chính có 3 nhịp dầm liên tục, thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân bằng; phần cầu dẫn phía Lâm Thao gồm 3 nhịp dẫn, 2 nhịp dầm bản. Các mố, trụ bằng bêtông cốt thép, móng cọc khoan nhồi.

Đoạn đường nối hai đầu cầu đảm bảo quy mô đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h, quy mô 4 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 20,5 m.

Dự án có tổng mức đầu tư 635 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư.

Cầu Phong Châu cũ. Ảnh: Anh Duy
Cầu Phong Châu cũ. Ảnh: Anh Duy

Phát biểu tại lễ khởi công, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh nói sự cố sập cầu Phong Châu trên quốc lộ 32C đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, làm gián đoạn giao thông trên tuyến quốc lộ 32C, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội và đời sống nhân dân của tỉnh Phú Thọ. Việc sớm khắc phục hậu quả và đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cầu Phong Châu "là nhiệm vụ cấp bách, mang ý nghĩa hết sức quan trọng".

Ông yêu cầu Ban quản lý dự án Thăng Long chỉ đạo nhà thầu xây dựng phương án thi công khoa học, chất lượng và đảm bảo tuyệt đối an toàn đường thủy nội địa, không để xảy ra tham nhũng tiêu cực. Nhà thầu thi công (Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn) cần xây dựng kế hoạch, huy động đầy đủ nhân lực, nguồn lực tài chính, thiết bị máy móc hiện đại để tập trung triển khai "3 ca", "4 kíp", hoàn thành vào ngày 22/12/2025 để sớm kết nối mạng lưới giao thông trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lưu thông giữa hai bên bờ sông.

Bộ trưởng đặc biệt lưu ý các đơn vị thi công cầu lớn cần hết sức thận trọng do địa hình miền núi trung du phức tạp, với nhiều yếu tố bất ổn như địa chất biến động, hang ngầm và hiện tượng cát chảy. Những yếu tố này tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây ra sự cố nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.

Vị trí cầu Phong Châu bị sập ngày 9/9. Đồ họa: Đăng Hiếu
Vị trí cầu Phong Châu bị sập ngày 9/9. Đồ họa: Đăng Hiếu

Trong cơn bão Yagi ngày 9/9, cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng bị sập hai nhịp, khiến 8 người mất tích. Đến nay, các lực lượng đã tìm thấy thi thể của 4 nạn nhân.

Sự cố này khiến việc đi lại của người dân hai bên bờ sông Hồng gặp nhiều khó khăn khi phải đi đường vòng xa hơn 40-50 km. Để khắc phục tình trạng này, Lữ đoàn 249 đã nhanh chóng lắp đặt cầu phao tạm thời, tuy nhiên, do mực nước sông Hồng lên xuống thất thường, cầu phao thường xuyên phải ngừng hoạt động, công binh phải dùng phà để đưa người dân qua sông.

vnexpress.net

Đọc thêm

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.