(Baohatinh.vn) - Dự án nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho lao động Hà Tĩnh có nguy cơ cao về mua bán người, đặc biệt là lao động trẻ thông qua các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở.
Chiều 10/4, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tại Việt Nam (IOM) tổ chức hội thảo khởi động dự án đấu tranh phòng, chống mua bán người, hợp phần “Tăng cường kỹ năng và cơ hội việc làm cho nhóm lao động có nguy cơ bị mua bán cao, đặc biệt là lao động trẻ đang có mong muốn di cư”.
Tham dự hội thảo có bà Doyen Yun - Giám đốc Dự án và quan hệ đối tác (IOM), đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu dự hội thảo
Hội thảo nhằm trao đổi phương hướng hỗ trợ kỹ thuật nhằm nhân rộng chương trình đào tạo kỹ năng số, kỹ năng mềm và kỹ năng khởi nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: Bà Doyen Yun - Giám đốc Dự án và quan hệ đối tác (IOM) phát biểu khai mạc hội thảo.
Đồng thời, hội thảo góp phần nâng cao năng lực cho đôi ngũ cán bộ, giáo viên về các kỹ năng giảng dạy đối với học sinh, sinh viên, giúp các em học sinh có những kiến thức về kỹ năng khởi nghiệp, kỹ năng tìm kiếm việc làm… Ảnh: Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Lê Thị Mai Hoa phát biểu đề dẫn hội thảo.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về tình hình mua bán người, di cư lao động tại địa phương, nhất là di cư trái phép; xác định cơ chế phối hợp để triển khai thực hiện trong thời gian tới trên địa bàn Hà Tĩnh. Ảnh: Bà Lê Thị Bình - cán bộ chương trình IOM giới thiệu những nguyên tắc bảo vệ an toàn trong công tác hỗ trợ người hưởng lợi.
Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Lý Tự Trọng Trần Đình Long trao đổi phương pháp triển khai đào tạo cho học sinh, sinh viên và người lao động trước những thông tin xấu độc liên quan đến di cư lao động, di cư trái phép trên mạng xã hội nhằm giảm thiểu nguy cơ bị buôn bán người.
Hợp phần “Tăng cường kỹ năng và cơ hội việc làm cho nhóm lao động có nguy cơ bị mua bán cao, đặc biệt là lao động trẻ đang có mong muốn di cư” gồm nhiều hoạt động như: Hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho lao động có nguy cơ về mua bán người, đặc biệt là lao động trẻ, thông qua nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở đào tạo nghề; cung cấp cơ hội học nghề, thực tập và việc làm cho người lao động có nguy cơ bị mua bán cao, ưu tiên số lao động trẻ có mong muốn di cư; hỗ trợ thành lập và duy trì các mô hình sinh kế tận dụng thế mạnh tại địa phương. Các hoạt động sẽ được triển khai trên địa bàn huyện Lộc Hà và huyện Kỳ Anh.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh đã tăng cường phối hợp, kết nối, tư vấn, giới thiệu để giải quyết việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Các đoàn viên, thanh niên và người lao động Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được các doanh nghiệp tư vấn nghề nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm trong nước và nước ngoài phù hợp.
Công đoàn các cấp ở Hà Tĩnh đang từng bước nỗ lực nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp để chăm lo, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động.
Sau Tết, lao động tại các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh cơ bản trở lại làm việc đúng hẹn. Đây là điều kiện quan trọng tạo đà cho doanh nghiệp thực hiện thắng lợi các mục tiêu năm 2025.
Theo khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh, sau nghỉ kỳ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, 47 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng gần 7.000 lao động.
Dịp cận tết, trên các tuyến phố ở TP Hà Tĩnh, những người làm nghề chở cây cảnh thuê vẫn đang miệt mài làm việc với hi vọng kiếm thêm thu nhập để gia đình có cái tết ấm cúng hơn.
Theo thông tin từ Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh, tính đến ngày 24/1/2025, trên địa bàn tỉnh không có đơn vị, doanh nghiệp nợ tiền lương, tiền công của người lao động.
Thực hiện kế hoạch chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp tết Nguyên đán, các cấp công đoàn ở Hà Tĩnh đồng loạt triển khai chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Hơn 360 công chức, lao động cấp huyện, cấp xã và cán bộ thôn, TDP trên địa bàn Hương Sơn (Hà Tĩnh) được cập nhật kiến thức về chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động.
Các hoạt động thăm hỏi, trao quà cuối năm mang hơi ấm đến các hoàn cảnh khó khăn, người lao động, lan tỏa yêu thương, tiếp sức vượt qua thử thách đón năm mới.
Ngoài việc tập trung đảm bảo chuỗi sản xuất, Công ty Formosa Hà Tĩnh luôn luôn nỗ lực chăm lo đời sống, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
Cận Tết, nhu cầu sử dụng dịch vụ dọn nhà sạch tăng cao, các địa chỉ dọn nhà sạch uy tín hiện đã “chốt đơn” gần như kín lịch nên nhiều người phải "xếp hàng" chờ đến lượt...
Tiền thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 ở Hà Tĩnh cao nhất 185,5 triệu đồng/người thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cao hơn năm 2024.
Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.
Ngay sau lễ khởi động dự án, VinFast đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh tổ chức tuyển dụng nhằm cung ứng nguồn nhân lực cho nhà máy ô tô điện tại KKT Vũng Áng.