Khốn khổ vì rác tập kết trong khu dân cư

(Baohatinh.vn) - Với lý do chỉ tập kết “tạm thời”, những người thu gom rác thải vẫn tùy tiện tập kết rác trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Từ ngày hình thành dịch vụ thu gom rác thải, dải đất bên đường liên thôn trước cửa nhà ông Nguyễn Đình Liệu (thôn 7, xã Cẩm Quan, Cẩm Xuyên) vô hình trung trở thành điểm tập kết rác của cả khu dân cư. Ông Liệu bức xúc: “Cứ 1 tháng 2 lần, rác thải được thu gom, tập kết trước cổng nhà tôi rồi đợi xe đến chở. Đợt ra tết vừa rồi, rác tập kết cả tuần xe mới đến chở. Nhà tôi lúc nào cũng phải đóng cổng, nếu không, vật nuôi sẽ tha rác vào khắp vườn”.

khon kho vi rac tap ket trong khu dan cu

Rác được tập kết ngay bên đường.

Rác thải tập kết lâu ngày bốc mùi hôi thối nồng nặc, vung vãi khắp đường trước cổng nhà ông Liệu. Vừa qua, ông Liệu đã kiến nghị lên cấp ủy thôn và chính quyền xã. “Những người thu gom rác rất tùy tiện, chỗ nào thuận tiện thì họ tập kết chứ không nghĩ đến những người dân sống xung quanh. Mỗi lần tôi kiến nghị thì họ đều hứa sẽ khắc phục nhưng chỉ được dăm bữa nửa tháng đâu lại vào đó” - ông Liệu cho biết thêm.

Hiện nay, ở nhiều vùng nông thôn trong tỉnh, tình trạng rác thải tập kết gần khu vực dân cư gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân diễn ra khá phổ biến. Theo quy định, rác thải phải tập kết ở những nơi xa khu vực dân cư, tuy nhiên, với lý do chỉ tập kết “tạm thời”, những người thu gom vẫn tùy tiện tập kết trong khu vực này.

Bãi rác là nơi chứa rất nhiều loại vi khuẩn và mầm bệnh, đặc biệt là các loại vi khuẩn gây những bệnh nguy hiểm như thương hàn, lỵ, uốn ván... Vì thế, khu vực gần bãi rác có nguy cơ bị lây nhiễm dịch bệnh rất cao, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe người dân. Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần vào cuộc xử lý tình trạng rác tập kết không đúng nơi quy định để trả lại môi trường sống trong lành cho người dân.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.