(Baohatinh.vn) - Chiều ngày 15 và sáng 16/2, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân trong, ngoài tỉnh đã vào âu cảng Cửa Sót (Lộc Hà, Hà Tĩnh) để tránh đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu năm.
Các tàu thuyền của ngư dân vào tránh gió mùa tại âu Cửa Sót vào chiều ngày 15/2.
Theo thông tin từ Ban quản lý Các cảng cá Hà Tĩnh, ngoài khoảng 200 tàu, thuyền của ngư dân địa phương thì hiện có hơn 50 tàu, thuyền của ngư dân ngoại tỉnh như Nghệ An, Quảng Bình... cũng đã vào âu cảng Cửa Sót để tránh gió mùa.
Được biết, không khí lạnh không nằm trong diện cảnh báo thiên tai, nhưng từ chiều hôm qua ở ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ đã có gió mạnh cấp 7-8, kèm sóng lớn.
Để đảm bảo an toàn, cơ quan chức năng khuyến cáo ngư dân không nên ra khơi trong thời điểm từ nay đến hết ngày 18/2.
Ngoài hơn 200 tàu thuyền của ngư dân địa phương còn có 50 tàu, thuyền của ngư dân ngoại tỉnh cũng đã vào tránh gió mùa tại cảng Cửa Sót. (Trong ảnh: Một số tàu cá của ngư dân Nghệ An).
Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (16/2), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh phía đông Bắc Bộ gây ra mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8, giật cấp 9.
Dự báo: Ngày và đêm nay (16/2), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; sau đó ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào, sau đó mưa mở rộng xuống Trung Trung Bộ. Gió đông bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4. Từ nay đến khoảng ngày 18/2, ở vịnh Bắc Bộ gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8; khu vực Bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh.
Sự chung tay của cả hệ thống chính trị và nỗ lực của người dân ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã giúp địa phương giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo từng năm.
Trong bối cảnh nhiều khó khăn, công tác quản lý, điều hành giá ở Hà Tĩnh cần tiếp tục được thực hiện một cách chủ động và linh hoạt vào những tháng cuối năm.
Hà Tĩnh đã có 14/34 phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, trong đó, 11 thị trấn thực hiện được từ 70-90% các tiêu chí. Con số phường, thị trấn đạt chuẩn cao gấp 2 lần so với thời điểm giữa năm 2024 đã chứng minh sự bứt tốc và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong lộ trình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào cuối năm nay.
Thời tiết khá thuận lợi giúp cánh đồng rau giống vụ đông 2024 ở thôn Hồng Lĩnh, xã Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) phát triển tốt, nay đã đến kỳ xuất bán ra thị trường.
Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào năm 2025, Hà Tĩnh tập trung thực hiện mục tiêu 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thời điểm này, địa phương cuối cùng gần về đích là Hương Khê đang căng mình với khối lượng công việc khá lớn trên “chặng nước rút” về đích; các địa phương khác tập trung phát triển KT-XH và tiếp tục ưu tiên nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM theo chuẩn giai đoạn mới.
Nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ giúp nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu cho thủy sản Hà Tĩnh.
Việc điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch bù đắp các chi phí về tăng giá, tăng hiệu quả sản xuất và không ảnh hưởng đến chính sách an sinh của người dân nông thôn Hà Tĩnh.
Bắt tay thử nghiệm, gần 1.000 gốc nho hạ đen của ông Lê Văn Bình (xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã sinh trưởng tốt, hứa hẹn cho năng suất cao, thu nhập khá.
Những ngày qua, tranh thủ thời tiết nắng ráo, nông dân trồng rau màu trên địa bàn Hà Tĩnh tích cực bám đồng, khôi phục diện tích bị ảnh hưởng do mưa lớn.
Với quy mô hơn 24.000 con gà siêu đẻ loại Isa Brown và D310, anh Nguyễn Như Đức (SN 1991) - Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Như Gia ở xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã nhân rộng chuỗi tiêu thụ, đạt doanh thu 7 tỷ đồng/năm.
Nguồn cung thiếu hụt, giá lợn hơi dự báo sẽ còn tăng cao trong thời gian tới đang tạo động lực để người chăn nuôi Hà Tĩnh tập trung tái đàn phục vụ thị trường tết.
Các hộ dân thôn Phố Tây, xã Sơn Tây (Hương Sơn, Hà Tĩnh) bắt đầu nhận tiền nợ xuất bán chè xanh từ Tổng đội TNXP – xây dựng vùng kinh tế mới Tây Sơn sau hơn 2 năm đi đòi.
Vùng chăn nuôi gà lớn nhất huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang tích cực mở rộng quy mô, phấn đấu tăng đàn lên 350.000 con để phục vụ thị trường tiêu dùng cuối năm.
Trong bối cảnh một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xuất hiện trên đàn vật nuôi, Hà Tĩnh đang tập trung rà soát, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2024.
Mặc dù mới du nhập nghề mới nhưng HTX Cường Nga ở xã Quang Diệm (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã làm chủ quy trình nuôi với các giống tằm chính trên thị trường.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị, thời gian tới, huyện Vũ Quang cần tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn, đồng thời chú trọng kết nối thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Đến với tuần lễ hồng Bình Du (Vũ Quang, Hà Tĩnh), du khách không chỉ có những trải nghiệm riêng biệt mà còn thoả sức thưởng thức những sản vật ngọt thơm của miền quê nơi đây.
Tình cảnh chạy lũ mỗi mùa mưa bão đến của các xã phía Bắc Thạch Hà đã chấm dứt từ năm 2020 lại nay khi dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và thoát lũ cho vùng Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) hoàn thành, đưa vào khai thác.