(Baohatinh.vn) - Sau Tết Nguyên đán, “làng sứa lá dung” với hơn cả trăm hộ tại xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lại tất bật đánh bắt, chế biến những con sứa trắng nõn thành những miếng sứa vàng ươm, thơm phức. Người dân làng biển như rộn ràng hơn bởi “lộc biển” đầu mùa mang lại nguồn thu nhập khá.
Tạm gác những chuyến xa khơi, gia đình chị Lê Thị Thủy (SN 1970, thôn Tiến Thắng, xã Kỳ Ninh) chuyển sang đánh bắt ven bờ “săn” sứa biển
Sứa sau khi đưa từ thuyền về được sơ chế trên bãi cát để loại bỏ tanh, nhớt
Ra khơi từ lúc tinh mơ và trở về khi rạng sáng, chỉ trong ít tiếng đồng hồ, gia đình chị Thủy bắt được 1,5 tấn sứa. Ngay khi lên bờ, sứa được sơ chế, cắt nhỏ, ủ cát để loại bỏ tanh nhớt, sau đó rửa sạch với nước biển, trộn ủ với lá lấu, lá dung ngay tại bờ biển. Nếu nhập sứa trắng nguyên con thì nhanh gọn, nhưng đầu mùa sứa lá dung có giá 70-80.000/kg, nhu cầu rất cao nên bà con đánh bắt về chủ yếu chế biến để bán. (Trong ảnh: Chị Lê Thị Thủy vui mừng vì chuyến đi biển thu được số lượng lớn sứa)
Huy động cả gia đình 5 người cùng tham gia chế biến sứa, nhà chị Lê Thị Làn (SN 1972, thôn Tiến Thắng, xã Kỳ Ninh) làm hết công suất để kịp các đơn hàng sĩ, lẻ. “Gia đình tôi ngày đi khoảng 3 chuyến. Cứ 20 kg sứa tươi được 1kg sứa lá dung, từ đầu mùa tới nay (gần 1 tháng) gia đình thu được khoảng hơn 20 triệu đồng” - chị Làn nói (Trong ảnh: Gia đình chị Làn huy động mọi nhân lực trong gia đình cùng đánh bắt và làm sứa lá dung truyền thống).
Mùa sứa thường bắt đầu từ độ tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch, tháng Tư, khi mùa hè bắt đầu, những cơn mưa nhiều hơn kéo theo sấm chớp trên mặt biển, sứa có hiện tượng “teo” dần và chết. Năm nay, ngư dân cho hay, mùa sứa bắt đầu muộn hơn do thời tiết lạnh kéo dài. (Trong ảnh: Sứa sau khi sơ chế sạch được ướp với lá lấu)
Theo ông Lê Công Đường, Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh cho biết: “Nghề làm sứa lá dung có từ lâu đời và dần trở thành nghề truyền thống của bà con Kỳ Ninh. Hiện, toàn xã có khoảng hơn 100 hộ theo nghề này, không chỉ mang lại thu nhập khá cho bà con mà sứa lá dung đang dần trở thành thương hiệu cho xã Kỳ Ninh nói riêng, TX Kỳ Anh nói chung...". (Trong ảnh: Sứa được lên mâm cùng các gia vị nước chấm, rau thơm truyền thống).
Vị giòn, dai, thơm mát của món sứa lá dung cùng vị cay nồng đầu lưỡi của gia vị mắm ruốc đậm đà của người miền biển là món ăn dân dã mà chỉ người dân Kỳ Anh (Hà Tĩnh) quê tôi mới có thể làm và ăn “đúng điệu”.
Trong hồi ức tuổi thơ của bao người con Kỳ Anh (Hà Tĩnh), món bánh mang cái tên dân dã - bánh rán bà Tập gắn bó với kỷ niệm tuổi thơ, để rồi đi suốt cuộc đời ai cũng rưng rưng nỗi nhớ.
Hà Tĩnh với bản sắc văn hóa, lịch sử, tiềm năng kinh tế riêng biệt đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Gian trưng bày của Hà Tĩnh tại hội chợ giới thiệu đến du khách tiềm năng, lợi thế, các điểm đến du lịch qua ấn phẩm, tài liệu, các sản phẩm quà tặng du lịch, đặc sản OCOP...
Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót ở xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là nơi tưởng nhớ người con ưu tú của dân tộc, một địa chỉ đỏ mang đậm giá trị giáo dục sâu sắc.
Giữ gìn nếp nhà, các thành viên thấu hiểu chia sẻ cùng nhau là những bí quyết giúp gia đình ông Đặng Quang Hạnh ở Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn đầy ắp tiếng cười.
Là thế hệ GenZ nhưng lựa chọn nghệ thuật truyền thống để thỏa mãn đam mê, Nguyễn Thị Thu Hà (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) sở hữu những tố chất của một nghệ nhân thực thụ.
Chạy mô tô nước, thưởng thức các show ca nhạc, đi chợ cá, check-in đảo... là những dịch vụ du lịch hấp dẫn đang chờ đón du khách trải nghiệm khi về tham quan, nghỉ dưỡng tại các bãi biển của Hà Tĩnh.
Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Nghi lễ rước linh vị Thủy Tổ và Quốc Tổ Hùng Vương được người dân Hà Tĩnh duy trì từ bao đời nay, thể hiện sự thành kính, tri ân công đức các bậc tiền nhân.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2025 sẽ do các địa phương tổ chức ở quy mô cấp huyện; trong đó, Nghi Xuân sẽ là đơn vị tổ chức điểm.
Cán bộ và Nhân dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Thuỷ tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, cầu mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an.
Các đội tham gia hội thi sẽ gói và nấu 1.000 bánh chưng, 200 bánh dày để dâng lên Quốc Tổ Hùng Vương trong dịp giỗ Tổ được tổ chức tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Bộ ảnh "Về miền đất hứa" không chỉ nhằm mục đích giới thiệu những thiết kế thời trang độc đáo mà còn quảng bá, lan toả du lịch Hà Tĩnh đến với du khách.
Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Khi đã thưa dần những giá rét cũng là lúc người làm du lịch Hà Tĩnh tích cực sửa soạn, chỉnh trang cơ sở vật chất, nhân lực, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho một mùa cao điểm sôi động.
Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Các hoạt động Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương bắt đầu từ ngày 2-7/4/2025 (tức ngày 5-10/3 âm lịch) tại Khu di tích Đại Hùng. Ông Trần Xuân Đức - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh thông tin thêm về nội dung này.
Tuy thuộc thế hệ gen Z nhưng Trịnh Lê Ngọc Hân (TDP 3, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) luôn cháy bỏng niềm đam mê với mỹ thuật truyền thống và mong muốn bảo tồn các giá trị nghệ thuật của dòng tranh dân gian Hàng Trống.
Cây hoa gạo cổ thụ ở miền quê Tiên Điền, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bung nở khoe sắc tạo nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng, xao xuyến níu chân những ai có dịp qua đây.
Trong tâm thức người Hà Tĩnh, biển luôn gọi lên tình yêu tha thiết, bởi không chỉ mang trong mình nhiều giá trị kiến tạo sự thịnh vượng, biển còn lưu giữ vẻ đẹp văn hóa, lịch sử quê hương...
Là Chi hội trưởng, ông Đậu Văn Phùng đã dẫn dắt, cùng hội viên cựu chiến binh thôn Hưng Mỹ, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) quy tập 345 mộ vô chủ về nghĩa trang để chăm lo hương khói.
Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Với sự cống hiến và nỗ lực không ngừng, Bí thư Chi bộ TDP Đồng Tiến, thị trấn Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) Thiều Thị Nhụy đã góp phần quan trọng đưa TDP phát triển.
Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Đại úy Lê Ngọc Anh (Phó Trưởng Công an xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là 1 trong 80 gương mặt được trao giải thưởng Thanh niên Công an xã, thị trấn có thành tích xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc.
Ông Trần Văn Hoàn đã góp phần “vàng hóa” vùng đất đồi Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) bằng việc phát triển cây cam và hồng Bình Du, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.