Hé lộ bí ẩn vị ngọt trong chiếc bát ở Hương Sơn

Sau quá trình nghiên cứu, Viện Hóa học (Hà Nội) đã có câu trả lời về những bí ẩn kỳ lạ trong “chiếc bát ngọt” của ông Trần Trọng Cử ở khối 4, thị trấn Phố châu, Hương Sơn, (Hà Tĩnh).

Sau khi quan sát bề ngoài và nếm thử, các nhà khoa học của Viện dự đoán có thể trong quá trình làm thô, pha và lên men, thợ gốm đã cho quá nhiều chất chì vào sản phẩm trước khi nung. Chì được cho vào men để giảm độ nung, loại men chứa chì này hiện nay bị cấm sử dụng.

Ông Phạm Văn Lâm (Chuyên viên của Viện) cho biết: chì ở dạng men silicat có độ bền rất cao, khó tan để tạo ra vị ngọt. Tuy nhiên, nếu nung ở nhiệt độ thấp, lượng chì dư ở dạng tự do còn rất nhiều trong sản phẩm. Cũng theo các chuyên gia Viện Hóa học thì men da lươn cổ xưa của Việt Nam rất tốt nhưng do sự phát triển của công nghệ gốm sứ, sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng nên mấy chục năm lại đây thứ men này thường chỉ được dùng để làm đồ trang trí, làm bát hương, đồ thờ… vì thế trong bát có thể có nhiều chì, hoặc quét ô xít chì lên mặt ngoài.

Trong quá trình nung gốm sứ, khi sử dụng ô xít chì làm men, người nung nếu hít khói chì thường có cảm giác trong cổ họng có vị ngọt. Rất có thể “Bát ngọt” có một lượng chì thừa quá cao. Giả thiết này có thể đúng vì bên ngoài chiếc bát màu men đậm hơn. Do vậy, khi dùng lưỡi nếm thử trên lớp men bên ngoài vị ngọt đậm hơn trong lòng bát.

Các nhà khoa học đã thử cho giấm sạch vào bát. Nước giấm chuyển sang màu vàng đỏ. Theo TS Vũ Đức Lợi (người trực tiếp làm thí nghiệm) thì hiện tượng nước giấm chuyển màu chứng tỏ đã có chất phai ra, lượng nước giấm giảm do ngấm vào bát.

90% ý kiến các nhà khoa học nghiêng về giả thiết: lớp men phủ trên bề mặt chiếc bát là men chì.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là giả thiết ban đầu của các nhà khoa học. Ngay sau đó chiếc bát đã được chuyển cho Phòng Khoa học & Kỹ thuật phân tích của Viện Hóa học để kiểm tra, phân tích định danh chính xác chất gì đã tạo ngọt.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc những kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học về vị ngọt bí ẩn trong chiếc bát của ông Trần Trọng Cử

Đọc thêm

Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội ở Hà Tĩnh đã quan tâm hỗ trợ sinh kế, đào tạo, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người khuyết tật có môi trường làm việc an toàn, thu nhập ổn định; giúp họ tự tin vươn lên, hoà nhập cộng đồng.
Những người mạnh dạn "rời công, sang tư"

Những người mạnh dạn "rời công, sang tư"

Thay đổi tư duy, nắm bắt xu hướng mới, nhiều lao động ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi từ khu vực công sang khu vực tư để tìm kiếm việc làm phù hợp hơn với năng lực, sở trường.
Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
Hai kỳ nghỉ lễ dài ngày trong tháng 4

Hai kỳ nghỉ lễ dài ngày trong tháng 4

Giỗ Tổ Hùng Vương và dịp 30/4-1/5 có ngày lễ rơi vào ngày làm việc bình thường nên công chức, người lao động được nghỉ liền kề, hoán đổi để có kỳ nghỉ dài 3-5 ngày.
Chở thuê cây cảnh, kiếm tiền triệu mỗi ngày

Chở thuê cây cảnh, kiếm tiền triệu mỗi ngày

Dịp cận tết, trên các tuyến phố ở TP Hà Tĩnh, những người làm nghề chở cây cảnh thuê vẫn đang miệt mài làm việc với hi vọng kiếm thêm thu nhập để gia đình có cái tết ấm cúng hơn.
Để tất cả người lao động Hà Tĩnh đều có Tết

Để tất cả người lao động Hà Tĩnh đều có Tết

Thực hiện kế hoạch chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp tết Nguyên đán, các cấp công đoàn ở Hà Tĩnh đồng loạt triển khai chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.