Lập quy hoạch phải bảo đảm tính kế thừa, tận dụng tối đa lợi thế của địa phương

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, việc lập các quy hoạch cần bảo đảm tính kế thừa, tận dụng tối đa lợi thế phát triển từ các dự án kết cấu hạ tầng động lực...

Chiều 21/3, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì buổi làm việc giữa đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với 6 địa phương gồm: TP. Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Bình, TP. Đà Nẵng về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Lập quy hoạch phải bảo đảm tính kế thừa, tận dụng tối đa lợi thế của địa phương

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch

Báo cáo thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch trên địa bàn, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Phan Thành Biển cho biết: Hà Tĩnh triển khai lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 từ đầu năm 2018.

UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban; thành lập Ban Quản lý dự án, giao Sở KH&ĐT làm cơ quan chủ trì phối hợp với các đơn vị xây dựng đề cương, nhiệm vụ, dự toán, lựa chọn tư vấn.

Lập quy hoạch phải bảo đảm tính kế thừa, tận dụng tối đa lợi thế của địa phương

Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Phan Thành Biển báo cáo thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch trên địa bàn Hà Tĩnh.

UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc làm việc với đơn vị tư vấn, các sở ngành để nghe báo cáo kết quả nghiên cứu từng giai đoạn lập quy hoạch; tổ chức hội nghị, hội thảo tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học; lấy ý kiến của các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh vùng Bắc Trung bộ; lấy ý kiến cộng đồng dân cư và được Hội đồng thẩm định Trung ương.

Đến nay, Hà Tĩnh đã hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

Lập quy hoạch phải bảo đảm tính kế thừa, tận dụng tối đa lợi thế của địa phương

Các đại biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Để đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, đại biểu Hà Tĩnh cho rằng các bộ, địa phương cần tăng cường tổ chức tập huấn, hội thảo để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; rà soát ban hành hướng dẫn lập quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, làm cơ sở cho các địa phương lập quy hoạch tỉnh.

Các bộ là thành viên Hội đồng thẩm định Trung ương cần quan tâm hơn đến công tác thẩm định, cho ý kiến thẩm định đối với quy hoạch theo lĩnh vực phụ trách; các địa phương phải xác định việc lập quy hoạch tỉnh là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm.

Lập quy hoạch phải bảo đảm tính kế thừa, tận dụng tối đa lợi thế của địa phương

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đoàn Thị Thanh Mai đề nghị các địa phương nêu rõ những khó khăn trong phương pháp lập quy hoạch theo hướng tích hợp (Ảnh chụp màn hình).

Tại buổi làm việc, đại biểu các tỉnh thành đã làm rõ 6 nhóm nội dung gồm: Những vướng mắc trong hệ thống pháp luật hiện hành liên quan đến công tác quy hoạch; khó khăn trong phương pháp lập quy hoạch theo hướng tích hợp; sự phối hợp giữa các cơ quan trong khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu liên quan đến QP-AN gắn với lập quy hoạch; chia sẻ kinh nghiệm trong lập quy hoạch; làm rõ quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm; công tác lập quy hoạch tại TP. Hải Phòng và TP. Đà Nẵng.

Lập quy hoạch phải bảo đảm tính kế thừa, tận dụng tối đa lợi thế của địa phương

Toàn cảnh điểm cầu Hà Tĩnh.

Chia sẻ kinh nghiệm của Hà Tĩnh trong công tác lập quy hoạch, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Phan Thành Biển trao đổi: Tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh là không “khoán trắng” cho đơn vị tư vấn mà chỉ tham khảo kinh nghiệm, phương pháp, kỹ thuật; cả hệ thống chính trị phải đề xuất ý tưởng từ thực tiễn.

Trong quá trình thực hiện lập quy hoạch, tỉnh luôn bám sát các văn bản liên quan đến công tác lập quy hoạch, hướng dẫn của các bộ ngành Trung ương và sự phối hợp của các đơn vị để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ; trong phương pháp lập quy hoạch theo hướng tích hợp xác định mức độ phù hợp với quy hoạch của tỉnh.

Về nội dung liên quan đến QP-AN trong công tác lập quy hoạch, Hà Tĩnh đã làm việc với Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh, Quân khu 4, Bộ Quốc phòng để có sự thống nhất triển khai.

Hà Tĩnh và Bắc Giang là 2 trong số 6 địa phương hoàn tất việc lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hiện, tỉnh Hà Tĩnh đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Kịp thời tháo gỡ khó khăn, chồng chéo trong lập quy hoạch

Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, đoàn giám sát ghi nhận nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của các địa phương trong tổ chức thực hiện lập quy hoạch và đánh giá cao khối lượng công việc đã thực hiện.

Lập quy hoạch phải bảo đảm tính kế thừa, tận dụng tối đa lợi thế của địa phương

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận buổi làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các địa phương khẩn trương bổ sung đầy đủ nội dung còn thiếu trong báo cáo theo ý kiến các thành viên đoàn giám sát đã nêu; tập trung thời gian, nhân lực, trí tuệ để hoàn thành quy hoạch thành phố (tỉnh) thời kỳ 2021-2030, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch khác theo quy định.

Việc lập các quy hoạch cần bảo đảm tính kế thừa, tận dụng tối đa lợi thế phát triển từ các dự án kết cấu hạ tầng động lực. Quá trình lập quy hoạch cần ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế; phối hợp tốt với các bộ, cơ quan hữu quan.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các địa phương tập hợp đầy đủ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị cụ thể, giải pháp để tháo gỡ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu các báo cáo của địa phương, ý kiến phát biểu nhằm xem xét những vướng mắc, giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Chủ đề ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HĐND CÁC CẤP

Chủ đề QUY HOẠCH TỈNH HÀ TĨNH THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Đọc thêm

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải ghi nhận các ý kiến tâm huyết của cử tri và giao các sở, ngành Hà Tĩnh và các địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.