(Baohatinh.vn) - Sáng nay (3/3), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn kiểm tra việc phối hợp triển khai mô hình chăn nuôi vừa và nhỏ giữa các hộ dân với doanh nghiệp tại huyện Vũ Quang.
Theo báo cáo của huyện Vũ Quang, từ năm 2012 đến nay, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết phát huy hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất liên kết bền vững. Tuy nhiên, hình thức liên kết sản xuất trong chăn nuôi chỉ mới phát triển ở mô hình liên kết quy mô lớn, quy mô sản xuất vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn kiểm tra mô hình chăn nuôi lợn liên kết của hộ gia đình ông Lê Hồng Việt (Hương Minh - Vũ Quang)
Để phát triển mô hình liên kết quy mô vừa và nhỏ, hiện nay Vũ Quang đã triển khai xây dựng mô hình liên kết theo hình thức công ty cung ứng giống và thu mua lại sản phẩm thương phẩm. Bước đầu, huyện Vũ Quang đã tổ chức được 1 tổ hợp chăn nuôi thí điểm tại xã Hương Minh với 7 hộ tham gia với quy mô từ 30-100 con lợn.
Các hộ thí điểm chăn nuôi liên kết theo quy mô vừa và nhỏ được chính quyền, đơn vị liên quan tư vấn về xây dựng chuồng trại, chọn thức ăn, hoạch toán thu chi; tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh và hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng chuồng trại, mua con giống.
Tuy nhiên, theo đánh giá, mức độ triển khai các mô hình kiên kết chăn nuôi tại Vũ Quang quy mô nhỏ còn chậm. Nguyên nhân do vốn đầu tư quá cao trong khi khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của người dân còn nhiều hạn chế; tập quán chăn nuôi truyền thống ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn giống, kỹ thuật mới…
và kiểm tra hệ thống hầm bioga tại hộ gia đình anh Đoàn Hữu Tước (Hương Minh - Vũ Quang)
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với huyện Vũ Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn khẳng định: hình thức liên kết sản xuất là vấn đề trọng yếu, cơ bản của chuyển dịch cơ cấu, phát triển sản xuất. Tuy nhiên, tiến độ triển khai còn rất chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Huyện cần phải tính đến những vướng mắc trong tổ chức thực hiện như chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, tự phát sang sản xuất hàng hóa; nhận thức của người dân, sự lãnh đạo của cán bộ…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đề nghị huyện cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các hộ dân về nội dung liên kết, đảm bảo tính tự chủ nhưng phải tuân thủ các điều kiện trong liên kết; đảm bảo các điều kiện về môi trường, môi sinh; các quy trình sản xuất phải đảm bảo; triển khai mở rộng các mô hình theo điều kiện thực tế…
Trước đó, Phó Chủ tịch Lê Đình Sơn đã đi kiểm tra và làm việc với BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM xã Hương Minh (Vũ Quang).
UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quyết định về việc cấp kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và dịch tả lợn Châu Phi.
Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Mô hình nuôi ngan RT sinh sản ở huyện Thạch Hà là hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần tạo nguồn con giống chủ động cho hoạt động chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu các địa phương nằm trong vùng dự báo ảnh hưởng của bão số 7 theo dõi sát thông tin dự báo tình hình, chủ động ứng phó.
Để hiện thực chí hướng làm giàu ở vùng đất nơi biên giới, anh Trần Quốc Tuấn (Hương Khê, Hà Tĩnh) mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng mô hình nuôi chồn hương.
Dự báo thời tiết những ngày tới khá thuận lợi nên bà con nông dân Hà Tĩnh cần tranh thủ ra đồng làm đất, gieo trỉa hạt giống, trồng bổ sung các loại cây vụ đông.
Khởi nghiệp từ sản vật quê hương, nhiều thanh niên Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã bước đầu gặt hái thành công, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Khẩn trương hoàn thành việc đăng ký cho tàu cá 3 “không”; tuyên truyền, tập trung xử lý các vi phạm,.. là những biện pháp mà Hà Tĩnh đang thực hiện góp phần phòng chống khai thác IUU.
Phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người lính, các cựu chiến binh ở Hà Tĩnh luôn xung kích, đi đầu, gương mẫu và có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng NTM.
Những năm gần đây, việc nuôi các loại động vật rừng như chồn hương, nhím, dúi… đang được người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) mạnh dạn đầu tư, hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng kinh tế.
Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Với giá nhập sỉ cam chanh từ 30 nghìn đồng/kg, cam giòn từ 40 nghìn đồng/kg, người dân xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đang rất phấn khởi vì cam được mùa, được giá ngay từ đầu vụ.
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) và Tập đoàn Quế Lâm đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2028.
Sở hữu “vé thông hành” OCOP 4 sao, sản phẩm trà gạo lứt OMEGA An phát (xã Việt Tiến, Thạch Hà, Hà Tĩnh) không chỉ nâng tầm thương hiệu mà còn rộng mở thị trường, tăng doanh thu cho cơ sở.
Không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, hệ thống thủy lợi huyện Nỏng Bốc, tỉnh Khăm Muồn (CHDCND Lào) còn là biểu tượng của tình anh em đoàn kết Hà Tĩnh và Khăm Muồn.
Anh Lê Công Tuấn ở xã Cẩm Thạch (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã “hồi sinh” những ao hồ tự nhiên để nuôi tôm càng xanh, cá diêu hồng, chạch rú... và thu lợi nhuận 400 - 500 triệu đồng/năm.
Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Hội Làm vườn và trang trại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã vận động cải tạo được 9.956 vườn, xây dựng được 901 vườn mẫu và hình thành 142 mô hình kinh tế cho thu nhập cao.
Giấy phép môi trường là thủ tục bắt buộc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, thế nhưng, hiện nay, gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn ở Hà Tĩnh lại thiếu giấy phép quan trọng này.
Với việc Hương Khê hoàn thành các tiêu chí huyện NTM, Hà Tĩnh sẽ có 100% huyện đạt chuẩn, tạo tiền đề quan trọng cho mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh NTM.
Từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nhiều tàu cá vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định.
Nói đi đôi với làm, gần gũi, nhẹ nhàng tuyên truyền, giải thích để người dân thông suốt về xây dựng nông thôn mới là cách làm của bà Lê Thị Kim Lương - người hơn 20 năm gánh vác việc làng ở thôn Vĩnh Hội, xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh).