Liên minh HTX Hà Tĩnh trang bị kiến thức OCOP cho hơn 100 học viên

(Baohatinh.vn) - Sáng 28/10, Liên minh HTX Hà Tĩnh khai mạc lớp tập huấn về luật HTX năm 2012 và các chính sách phát triển kinh tế tập thể gắn với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cho các HTX, tổ hợp tác, chủ mô hình kinh doanh trên địa bàn TP Hà Tĩnh.

Liên minh HTX Hà Tĩnh trang bị kiến thức OCOP cho hơn 100 học viên

Trong 2 ngày diễn ra hội nghị tập huấn (28 -29/10), hơn 100 học viên sẽ được phổ biến, hướng dẫn nội dụng của Luật Hợp tác xã năm 2012 với những nội dung chủ yếu như: hướng dẫn chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý, điều hành hợp tác xã; xây dựng phương án hoạt động các HTX bảo đảm dịch vụ cho các thành viên của các hợp tác xã theo đúng quy định...

Ngoài ra, các học viên còn được tiếp thu các thông tin về xây dựng thương hiệu, bộ nhận diện sản phẩm; các tiêu chuẩn trong an toàn vệ sinh thực phẩm và sản xuất sạch hơn; các chính sách phát triển về kinh tế hợp tác gắn với Đề án OCOP giai đoạn 2018 – 2020; chính sách khuyến công, khuyến nông trên địa bàn tỉnh.

Liên minh HTX Hà Tĩnh trang bị kiến thức OCOP cho hơn 100 học viên

Giám đốc Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại Hà Tĩnh Nguyễn Mạnh Tường thông tin về xây dựng thương hiệu, bộ nhận diện sản phẩm.

Những kiến thức tại lớp tập huấn có ý nghĩa quan trọng, giúp HTX, tổ hợp tác, chủ mô hình kinh doanh trên địa bàn TP Hà Tĩnh nắm rõ nội dung về Luật HTX năm 2012; tiếp cận các chính sách ưu tiên của nhà nước và tỉnh trong phát triển các mô hình kinh tế theo chương trình OCOP.

Liên minh HTX Hà Tĩnh trang bị kiến thức OCOP cho hơn 100 học viên

Xây dựng sản phẩm đạt chất lượng, có thương hiệu sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường cho các sản phẩm của TP Hà Tĩnh.

Qua đó, phát huy thế mạnh của sản xuất trên địa bàn TP Hà Tĩnh, góp phần tạo ra những sản phẩm chất lượng, có thương hiệu, được chứng nhận sản phẩm OCOP, đủ điều kiện tham gia các chương trình xúc tiến thương mại nhằm tạo thị trường bền vững cho sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh trong thời gian tới.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.