"Lỡ" cho thôn vay, loay hoay... đòi nợ!

(Baohatinh.vn) - Theo phản ánh của chị Hoàng Thị Hà (thôn Mỹ Am, xã Cẩm Quan, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gần 3 năm nay, cấp ủy thôn Mỹ Am nợ gia đình chị 27 triệu đồng mua vật liệu làm đường giao thông nhưng không chịu trả...

Năm 2016, thời điểm khởi công làm đường bê tông, cấp ủy thôn 3 (nay là thôn Mỹ Am) đứng ra vay vật liệu của chị Hoàng Thị Hà để xây dựng. Theo thỏa thuận của 2 bên, chị Hà bỏ vật liệu cát sỏi; sau vụ mùa, thôn sẽ thu các khoản đóng góp từ bà con nhân dân để trả nợ cho chị Hà.

Thỏa thuận là vậy, thế nhưng sau khi hoàn thành thi công đường, cấp ủy thôn lại "đánh trống lảng" số nợ 27 triệu đồng; thậm chí người này đổ trách nhiệm cho người kia và không có một lời cam kết nào về việc trả nợ cho chị Hà.

“Lỡ” cho thôn vay, loay hoay... đòi nợ!

Bí thư Chi bộ thôn Mỹ Am Phan Văn Vân (bên phải) năm 2016 giữ chức trưởng thôn đã đứng ra vay tiền của bà Hà để làm đường nhưng nay lại đùn đẩy trách nhiệm

Chị Hoàng Thị Hà bức xúc: “Lúc thôn kêu gọi các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn cho thôn vay làm đường, các cơ sở khác đều khước từ. Riêng tôi nghĩ, mình là con em địa phương nên phải có trách nhiệm giúp đỡ, cho vay; thế nhưng đến nay thôn vẫn chưa chịu trả. Thời điểm đó, ông Phan Văn Vân là thôn trưởng và hiện tại đang giữ chức Bí thư Chi bộ thôn. Nhiều lần tôi hỏi ông Vân về số nợ thì thì ông trả lời là trách nhiệm giải quyết của thôn trưởng hiện tại”.

Để tìm hiểu ngọn ngành sự việc, chúng tôi đã tìm gặp ông Trần Đình Ngọ - Trưởng thôn Mỹ Am. Ông Ngọ cho rằng, số nợ này ông không đứng ra vay nên không có trách nhiệm trả (!?). Hơn nữa, để có tiền trả nợ thì phải thu từ dân, nhưng một số hộ không chịu đóng nên thôn cũng không có cách nào để giải quyết.

Phủ nhận cách trả lời của vị trưởng thôn, chị Hà cho biết, trong năm 2018, thôn Mỹ Am vẫn thu gần 50 triệu tiền làm đường của bà con. “Toàn bộ đường giao thông của thôn Mỹ Am đều do tôi bỏ tiền làm trước rồi vụ mùa sau thôn thu tiền đóng góp của bà con để trả. Tuy nhiên, khi thôn thu được tiền thì lại không chịu trả nợ, cũng không có một lời hẹn nào. Thay vào đó, thôn lại âm thầm gọi cơ sở khác đến thi công những đoạn đường còn lại” – chị Hà cho hay.

“Lỡ” cho thôn vay, loay hoay... đòi nợ!

Con đường do bà Hoàng Thị Hà bỏ tiền mua vật liệu và đứng ra làm nhưng sau gần 3 năm vẫn chưa thu hồi được nợ

Theo chị Hà, thời gian qua, gia đình chị đã bỏ ra gần 200 triệu đồng để mua vật liệu xây dựng về làm các công trình giao thông cho thôn Mỹ Am. “Các khoản khác đều đã được trả đầy đủ nhưng riêng số nợ 27 triệu năm 2016 thì ông Ngọ không chịu trả mà đùn đẩy với lý do ông không trực tiếp đứng ra vay tiền...".

Theo tinh thần chỉ đạo chung, các địa phương không được nóng vội, chạy theo bệnh thành tích, khi chưa trả xong nợ thì nhất thiết không khởi công mới. Hơn thế, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, việc tạo niềm tin đối với người dân để có sự đồng thuận, cùng chung tay góp sức thực hiện các công trình là vô cùng quan trọng. Vì vậy, cấp ủy, ban cán sự thôn Mỹ Am cần có phương án sớm trả khoản nợ đã gần 3 năm nay cho chị Hoàng Thị Hà trước khi bắt tay vào khởi công xây dựng tuyến đường mới.

“Lỡ” cho thôn vay, loay hoay... đòi nợ!

Xã Cẩm Quan đã có văn bản đề nghị cấp ủy thôn Mỹ Am trả nợ cho bà Hà trước ngày 30/10/2018

Về việc thôn Mỹ Am nợ chị Hoàng Thị Hà tiền vật liệu xây dựng làm đường giao thông nông thôn, xã đã làm văn bản yêu cầu cấp ủy thôn chịu trách nhiệm thanh toán. Theo đó, cấp ủy, ban cán sự thôn phải có kế hoạch dự thu, dự chi trong 6 tháng cuối năm, có kế hoạch thanh toán cho hộ gia đình trước ngày 30/10/2018.
Chủ tịch UBND xã Cẩm Quan Trần Quang Trung

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Đã nộp tiền 19 năm, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế, ông Trần Văn Tuấn ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn chưa được cấp đất. Ngoài một phần lỗi của công dân thì chính quyền địa phương có nhiều sai sót, tắc trách trong vụ việc này.
Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Năm 2006, UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cấp cho các hộ dân 82 lô đất ở vùng Cồn Bia, thôn Trung Nghĩa, xã Thạch Bằng (nay là TDP Trung Nghĩa, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà). Thế nhưng đến nay, sau 16 năm, khu đất này vẫn chưa có hạ tầng thiết yếu, khiến người dân băn khoăn, bức xúc.
Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Ngay sau khi ghi nhận hiện tượng cá chết ở hồ Bộc Nguyên, sáng 23/8, Sở TN&MT Hà Tĩnh phối hợp với các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước ở những khu vực có cá chết và thượng nguồn hồ nước để tìm nguyên nhân.
Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Một số người dân ở xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã bị cấm cản trái phép, thậm chí bị hành hung khi khai thác các loài nhuyễn thể tự nhiên ở khu vực bãi bồi ven Cửa Sót (thuộc địa phận xã Đỉnh Bàn). Sự việc chưa được giải quyết thấu đáo nên người dân viết đơn phản ánh lên Báo Hà Tĩnh.
Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Vừa qua, Báo Hà Tĩnh tiếp nhận đơn thư của ông Hồ Phúc Duẩn ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) yêu cầu được chi trả tiền hỗ trợ do dịch Covid-19 và xã phải đứng ra làm bìa đỏ cho gia đình ông. Tuy nhiên, qua xác minh, chúng tôi nhận thấy các yêu cầu của ông Duẩn là không có căn cứ.