(Baohatinh.vn) - Từ sớm tinh mơ, rất đông người dân xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và các vùng lân cận đã đổ ra bãi biển Kỳ Ninh để vớt hàng tấn sò mai trôi dạt vào bờ. Theo người dân, đây là hiện tượng hiếm gặp.
Sáng nay (19/9), bờ biển Kỳ Ninh dài 3km kín người dân đi vớt “lộc biển”- sò mai (người địa phương gọi là con chòng).
Theo lời kể của người dân, tầm khoảng 4h sáng, ngư dân dong thuyền để ra khơi thì phát hiện phát hiện một khối lượng lớn sò mai trôi dạt vào bờ. Nhận được thông tin, người dân Kỳ Ninh và những vùng lân cận nhanh chóng đổ về bờ biển.
Sò mai dạt lên bờ, chỉ cần dùng tay không đã rất dễ dàng nhặt từng mớ.
Những chiếc xe rùa được người dân huy động để vận chuyển...
Sò mai là loại sò biển hình tam giác với kích thước to bằng mu bàn tay. Vỏ sò có màu nâu thẫm. Phần cồi sò mai bên trong có thể bán với giá từ 200-300.000 đồng/kg. Đây được xem là món đặc sản tại các nhà hàng vì độ thơm ngon cùng giá trị dinh dưỡng cao.
Theo nhiều người dân tại đây lý giải, có thể sau khi ảnh hưởng từ cơn bão số 5, thủy triều đổi dòng khiến lượng sò mai từ ngoài khơi cách bờ từ 5-10 hải lý trôi dạt vào bờ với số lượng lớn.
Sau khi nhặt hết số sò mai bị đánh dạt lên bờ, nhiều người dân lội ào ra biển để vớt sò với đủ loại dụng cụ như: vợt, rổ nhựa, làn nhựa...
Dụng cụ chuyên đẩy ruốc...
... hay cả lưới đánh cá cũng đều được trưng dụng để vớt, kéo sò mai dạt trên mặt biển...
Sò mai được người dân gỡ ra phân loại.
Những con sò mai loại lớn được thương lái, nhà hàng thu mua hết.
Bà Nguyễn Thị Nhung (thôn Tam Hải 1, xã Kỳ Ninh) cùng chồng và 3 người con ra biển từ sớm cho biế: “Đây là chuyến thứ 3 chúng tôi quay lại biển, sáng giờ đã được mấy bì tải lớn chở về nhà rồi. Đợi ăn trưa xong cả nhà chúng tôi lại ra nhặt tiếp. Không riêng dân biển Kỳ Ninh chúng tôi mà bà con ở các xã, phường lân cận như Kỳ Hà, Kỳ Hải (huyện Kỳ Anh), cũng mang theo dụng cụ xuống nhặt rất đông. Tôi nhẩm tính, riêng trong buổi sáng nay, người dân phải vớt được hàng chục tấn sò mai".
Ra biển từ lúc 5h sáng, anh Lê Minh Nhật (bên trái, thôn Tam Hải 2, xã Kỳ Ninh) cùng bạn của mình vớt được hơn 2 tạ sò mai chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Anh Nhật vui mừng chia sẻ: “Từ lúc sinh ra đến giờ tôi giờ mới thấy sò mai dạt vào biển quê tôi nhiều như vậy. Sáng tới giờ, có những gia đình dùng cả xe kéo để ra chở sò về vì số lượng nhiều vô kể...”.
Tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, các em bé cũng được gia đình cho theo chân người lớn đi nhặt sò mai.
Niềm vui của người dân khi được tận thu “lộc biển” hiếm gặp.
Mỗi tên đất, tên làng trên dải đất Việt Nam không chỉ là một danh từ định vị trên bản đồ, mà là một thực thể sống, mang trong mình trầm tích của thời gian, ký ức của bao thế hệ và hồn cốt của cả một vùng văn hóa. Với Hà Tĩnh, mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, một thời là phên dậu của đất nước, câu chuyện về địa danh hành chính lại càng trở nên đặc biệt, bởi nó song hành cùng lịch sử đầy biến động.
Mỗi độ tháng 7 về, hàng vạn du khách lại tìm về với Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) để dâng nén tâm hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.
Thương cha mẹ quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nuôi mình và 4 chị em ăn học, Bùi Khắc Vũ (phường Nam Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) luôn quyết tâm học tập tốt để đáp đền công ơn các bậc sinh thành và cống hiến cho xã hội.
Biển Xuân Thành, thuộc xã Tiên Điền (Hà Tĩnh) không chỉ cuốn hút bởi vẻ nguyên sơ của sóng xanh, cát trắng, mà còn đang “thay da đổi thịt” từng ngày với diện mạo mới đầy sức sống.
Từ nguồn hải sản phong phú, tươi ngon bậc nhất miền Trung, qua bàn tay khéo léo và sự sáng tạo các đầu bếp tâm huyết, ẩm thực biển Hà Tĩnh đang trở thành “thỏi nam châm” níu chân du khách mỗi mùa hè.
Các tuyến du lịch trong Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) được đề án đặt ra gồm: khám phá vườn thực vật, quần thể pơmu ngàn năm tuổi, thành cụ Phan Đình Phùng và rừng sấu cổ thụ...
Phường Bắc Hồng Lĩnh và Nam Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, đáp ứng kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Không gian trong lành, dịch vụ du lịch ngày càng hoàn thiện, biển Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong những ngày hè sôi động.
Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Từ những dặm dài lịch sử, TP Hà Tĩnh hôm nay đang viết tiếp hành trình mới - hành trình về khát vọng xây dựng đô thị phát triển bền vững và chính quyền phục vụ Nhân dân.
Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Dường như với mọi người, dù là du khách hay người dân địa phương, núi Nài, sông Phủ vẫn luôn là một biểu tượng đẹp và là nơi lưu giữ những trầm tích văn hóa của vùng đất Thành Sen.
Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Sau những kết quả khả quan thời gian qua, ngành Du lịch Hà Tĩnh cần đầu tư có chiều sâu và biết kể câu chuyện của riêng mình để tạo điểm nhấn khác biệt.
Khác với không khí nô nức mùa lễ hội, Hương Tích tự (Hà Tĩnh) những ngày tháng 6 làm thỏa lòng du khách bởi khung cảnh thanh tịnh, yên bình và gần gũi với thiên nhiên.
Tâm huyết, gương mẫu đi đầu và kiên trì vận động người dân là “bí quyết” giúp ông Lê Văn Phẩm - Bí thư Chi bộ thôn Phúc Thuận, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) triển khai thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.
Không chỉ đơn thuần là chỗ nghỉ chân, các homestay tại Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) mang đến không gian gần gũi, thân thiện, giúp du khách hòa mình vào nhịp sống của người dân làng biển.
Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Được ví là “khu vườn” của "những cây lau bằng thép", 18 năm qua, CLB Nhà báo nữ Hà Tĩnh là nơi gắn kết để các nhà báo nữ ghi dấu ấn trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của tỉnh.
Người dân thôn Trung Tâm (xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã khai thác hiệu quả lợi thế bán sơn địa, xây dựng nhiều mô hình kinh tế vườn đồi cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân.
Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Những “chuyến tàu” trong cuộc hành trình gần 10 năm “Tiếp sức tới trường” của Báo Hà Tĩnh đang dần cập bến. Tấm bằng đại học sau những năm nỗ lực trên giảng đường đã giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tự tin trở thành bác sỹ, sỹ quan quân đội, giáo viên, phiên dịch viên…
Thật tự hào khi giữa mạch nguồn 100 năm của nghề báo, trong lòng người làm báo Hà Tĩnh vẫn luôn vang lên mệnh lệnh âm thầm mà rất đỗi thiêng liêng: “Giữ cho tròn con chữ”…