Lộc Hà vượt khó, thu gần 6.500 tấn thủy sản các loại

Dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, nhưng tổng sản lượng thủy sản năm nay của huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) vẫn đạt gần 6.500 tấn (đạt kế hoạch năm đề ra và bằng 95% so với năm 2020).

Lộc Hà vượt khó, thu gần 6.500 tấn thủy sản các loại

Ngư dân Thạch Kim phân loại hải sản sau đánh bắt trên cảng Cửa Sót.

Dù phải đối mặt với đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thiên tai bất thường, giá cả xăng dầu tăng, ngư trường ít nguồn lợi hơn trước, nhưng hàng ngàn ngư dân các xã ven biển Lộc Hà vẫn tích cực lao động, đảm bảo an toàn cả về sản xuất lẫn phòng ngừa dịch bệnh.

Tất cả 334 tàu thuyền hoạt động trên biển (với tổng công suất 17.730 CV) hằng ngày vẫn đều đặn bám biển, vươn khơi để mang về gần 4.000 tấn hải sản các loại, trong đó chủ yếu là các loài nhuyễn thể, các loại cá, mực, cua, ghẹ, tôm…

Lộc Hà vượt khó, thu gần 6.500 tấn thủy sản các loại

Bến cá Thạch Kim luôn tập nập hàng hóa, phương tiện, là một trong những đầu mối tiêu thụ thủy sản lớn nhất ở Lộc Hà.

Ngoài khó khăn chung thì lĩnh vực nuôi trồng thủy sản năm nay của huyện Lộc Hà còn gặp khó khăn thêm về thị trường tiêu thụ và dịch bệnh trên các đối tượng nuôi gây hại. Thế nhưng, người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn vẫn duy trì diện tích xuống giống như năm trước với 454 ha (nuôi nước ngọt 155 ha, nuôi nước mặn lợ 299 ha) để mang về sản lượng gần 2.500 tấn.

Các vùng nuôi trồng trọng điểm là thị trấn Lộc Hà, Thịnh Lộc, Hộ Độ, Mai Phụ, Ích Hậu, Phù Lưu... Các đối tượng nuôi chính là ngao, tôm và cá các loại.

Lộc Hà vượt khó, thu gần 6.500 tấn thủy sản các loại

Người nuôi trồng thủy sản ở Hộ Độ thu hoạch tôm nuôi bán thâm canh vụ đông.

Dự báo ngành thủy sản năm 2022 tiếp tục gặp nhiều khó khăn nên chính quyền các cấp, ngành nông nghiệp, ngư dân, người nuôi trồng Lộc Hà sẽ tăng cường phòng ngừa dịch bệnh, tập trung cải hoán tàu thuyền, hấp thụ hiệu quả các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chủ động nguồn giống để phấn đấu đạt diện tích nuôi trồng trồng 461 ha nhằm cho sản lượng khoảng 2.600 tấn, khai thác đạt trên 4.000 tấn; giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động địa phương.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.