Lúa xuân gọn trong bồ, nông dân Hà Tĩnh chạy đuổi hè thu

(Baohatinh.vn) - Hoàn lưu bão số 2 dự báo vẫn có thể gây mưa tại một số khu vực Hà Tĩnh. Mùa nối mùa, nông dân khắp nơi trên toàn tỉnh đang hối hả ra đồng, nhanh tay gặt lúa chạy mưa, chạy thời vụ hè thu đang “thúc lưng”…

Lúa xuân gọn trong bồ, nông dân Hà Tĩnh chạy đuổi hè thu

Máy gặt đập là cứu cánh của bà con nông dân "chạy" thời vụ

Chỉ còn lại gần 1 sào lúa, thế mà chị Phạm Thị Nguyệt (thôn 2, xã Bình Lộc, Lộc Hà) phải chờ máy gặt đập đến gần tối 5/6 mới đến lượt. Phần vì cả ngày âm u, dọa mưa liên tục khiến chị băn khoăn sợ gặt về không có chỗ phơi, phần vì vào thời điểm này ai cũng hối hả, vội vàng “chạy” cho kịp thời vụ.

Chị Phạm Thị Nguyệt tranh thủ gặt tay, giải phóng đồng ruộng để kịp lấy nước bắc mạ

Chị Phạm Thị Nguyệt cho biết: “Tôi làm hơn 1 mẫu lúa, bắt đầu thu hoạch từ ngày 1/6 (18/4 âm lịch). Hai hôm nay, đài báo bão nên chúng tôi tranh thủ mọi thời gian, thuê máy về gặt hết số còn lại vì sợ mưa lớn sẽ làm ảnh hưởng đến thu hoạch, nhưng quan trọng là muốn giải phóng đồng ruộng để kịp lấy nước bắc mạ”. Chị bảo, mấy ngày nay, có những lúc phải thuê đến 2 - 3 máy cùng thu hoạch mới kịp được.

Lúa xuân gọn trong bồ, nông dân Hà Tĩnh chạy đuổi hè thu

Mùa vụ "thúc lưng", bà con Lộc Hà "chạy đuổi" thu hoạch để kịp bắc mạ vụ lúa hè thu

Hối hả sắp những bì lúa vừa thu hoạch xong lên chiếc xe ba gác để đưa về nhà, ông Nguyễn Minh Đấu (thôn 1, Bình Lộc, Lộc Hà) không che giấu được sự phấn khởi: “Vụ lúa năm nay 1 mẫu ruộng tôi thu hoạch được 2,5 tấn lúa. Hôm nay nhà gặt nốt mấy thước còn lại là coi như thắng trời rồi. Chạy mưa đã đành, toàn bộ diện tích này là đất bắc mạ vụ lúa hè thu, giải phóng xong đồng ruộng, có mưa nữa thì quý như vàng vì không phải chờ nước bơm để làm đất bắc mạ, rút ngắn được thời vụ hè thu”.

Không kể thời gian, những cánh đồng nối tiếp từ Bình Lộc sang An Lộc vẫn ầm ù máy gặt đập chạy. Một số nơi không chờ được máy đến, bà con gặt tay rồi cho vào máy tuốt chờ sẵn trên bờ ruộng. Cả nông dân và thợ máy đều làm xuyên trưa, xuyên đêm, ăn cơm tại ruộng để "chạy" thời vụ.

Ông Đặng Hồng Thuẩn - Chủ tịch UBND xã An Lộc

Với nông dân Hà Tĩnh, sử dụng tối đa cơ giới hóa khâu thu hoạch là giải pháp tối ưu giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ của hai vụ lúa sát nhau. Ở xã An Lộc, Lộc Hà, lúc cao điểm nhất có đến 8 máy gặt hoạt động đồng thời trên đồng ruộng.

Ông Đặng Hồng Thuẩn - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Vụ xuân 2018, xã cơ cấu 212 ha lúa, chủ yếu là nhóm giống xuân muộn. Đến nay, cơ bản nông dân đã thu hoạch xong để tập trung làm đất, gieo mạ hè thu đảm bảo trước 10/6”.

Lúa xuân gọn trong bồ, nông dân Hà Tĩnh chạy đuổi hè thu

Cơ giới hóa giúp các địa phương hoàn thành nhanh thu hoạch

Tại huyện Kỳ Anh, từ chiều 5/6 đã bắt đầu có mưa, dù vậy vẫn không làm gián đoạn thu hoạch của bà con. Cứ hửng trời là nông dân lại đổ ra đồng thu hoạch lúa. Đến thời điểm này, toàn huyện chỉ còn lại chưa đến 1% diện tích (500 ha), tập trung chủ yếu ở các xã vùng thượng do những địa bàn này máy gặt đập không thể đến, bà con chủ yếu phải dùng máy gặt mini để hoàn thành vụ lúa xuân.

Ông Lê Văn Trọng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh cho biết: “Chỉ trong vòng 7 ngày, toàn huyện đã thu hoạch xong 5.500 ha. Ngoài 58 máy gặt đập liên hợp trên địa bàn được huy động tối đa, các địa phương còn hợp đồng thuê thêm 60 máy nữa về trên địa bàn. Đồng thời, từ 30/5 huyện đã cho mở nước, vừa “ép” thu hoạch, vừa tạo điều kiện để các địa phương đã hoàn thành thu hoạch thì có thể bắt tay ngay vào làm đất hè thu. Đến nay, huyện cũng đã gieo cấy xong 500 ha lúa hè thu”.

Lúa xuân gọn trong bồ, nông dân Hà Tĩnh chạy đuổi hè thu

Tranh thủ thu rơm, giải phóng đồng ruộng

Đến thời điểm này, Hà Tĩnh đã cơ bản kết thúc vụ thu hoạch lúa xuân (hơn 58.700 ha, đạt trên 99%). Trên đồng ruộng, mùa lúa hè thu đang nối tiếp với trên 2.500 ha lúa đã được gieo cấy và 94 ha mạ đã được bắc. Chưa thể ngơi nghỉ, bà con nông dân đang tiếp tục chạy đua với thời gian, trong diễn biến có mưa, đồng ruộng sẽ có cơ hội đón nhận được lượng nước quan trọng, giúp đẩy nhanh tiến độ làm đất, chạy đuổi với hè thu.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.