Luồng lạch bồi lắng khiến ngư dân gặp khó, mất an toàn

(Baohatinh.vn) - Các cửa lạch lớn ở Hà Tĩnh đang ngày càng bị bồi lắng trầm trọng khiến ngư dân gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại sản xuất và vào nơi tránh trú khi có thiên tai.

dt-dji-0797-210.jpg
Lạch Khẩu (ở xã Kỳ Hà, TX Kỳ Anh) bị bồi lắng nghiêm trọng.

Anh Trần Đình Nhất ở thôn 9, xã Kỳ Hà (TX Kỳ Anh) và hàng trăm tàu cá của bạn nghề ở đây thường xuyên phải đối mặt với sự vất vả, bất tiện và nguy hiểm.

Vì Lạch Khẩu bị bồi lắng nghiêm trọng trên quy mô rộng, kéo dài khoảng 1,5 km từ Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Cửa Khẩu (xã Kỳ Hà) ra đến bờ biển nên mỗi khi nước xuống là tàu thuyền không vào được nơi neo đậu. Nhiều năm nay, Lạch Khẩu đã được bà con ngư dân nơi đây đọc chệch thành “lạch khổ” vì nó gây cản trở sản xuất, ảnh hưởng đến tiêu thụ hải sản, mất an toàn, bất tiện trong sinh hoạt đối với họ.

dt-dsc3316-8429.jpg
Ngư dân Trần Đình Nhất ở xã Kỳ Hà lo lắng nhất là khi thủy triều xuống phải lội bộ 1,5 km để về nhà.

Ngư dân Trần Đình Nhất (xã Kỳ Hà) phản ánh: “Chúng tôi đi biển sản xuất hằng ngày không lo gì bằng việc ra vào luồng lạch. Khi đi phải chờ thủy triều lên, khi về gặp lúc nước xuống thì phải neo đậu phương tiện ngoài bãi biển cách nhà gần 1,5 km. Tôi và khoảng 220 ngư dân có tàu thuyền ra vào cửa lạch thường xuyên rất mong các cấp, ngành ưu tiên nguồn lực để nạo vét”.

12-4529.jpg
Luồng lạch bồi lắng nên nhiều ngư dân Thạch Kim (Lộc Hà) chọn cách neo đậu tàu thuyền xa khu vực cảng, dùng thuyền thúng vào bờ để khi thủy triều xuống vẫn có thể ra biển sản xuất.

Tình trạng cát, phù sa bồi lắng luồng lạch cũng đang diễn ra ở nhiều nơi dọc bãi biển Hà Tĩnh, trong đó có đường ra vào Cảng cá và Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Cửa Sót (huyện Lộc Hà).

Ông Phan Văn Phú – cán bộ Ban Quản lý Các cảng cá và Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Hà Tĩnh thông tin: “Cảng cá và Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Cửa Sót có vai trò rất quan trọng, quy mô lớn nhất tỉnh nhưng luồng lạch không đảm bảo vì lượng bùn, cát bồi lấp tại đây khoảng 100.000 m3/năm mà chưa được nạo vét thường xuyên, hiệu quả. Điều này đang gây ảnh hưởng đến sản xuất của ngư dân vì mỗi năm ở đây có khoảng 800 nghìn lượt tàu thuyền lớn, hàng chục nghìn lượt tàu thuyền nhỏ, bốc dỡ 2.000 tấn hải sản và hàng nghìn tấn vật tư, hàng hóa phục vụ đánh bắt. Đặc biệt, vào các đợt thiên tai, có đến hơn 300 tàu thuyền với 1.300 ngư dân vào neo đậu tránh trú nên tình trạng này có nguy cơ mất an toàn cao”.

dt-dji-0794-3261.jpg
Cửa Nhượng (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên) cũng đang bị bồi lắng nghiêm trọng khiến tàu thuyền qua lại khó khăn, mất an toàn, nhất là khi có mưa bão.

Hiện nay, luồng lạch ở Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên), Đồng Kèn (giáp ranh Lộc Hà – Nghi Xuân), Cửa Hội (Nghi Xuân) và đường ra vào các âu thuyền, bến bãi nhỏ khác ở Hà Tĩnh cũng đang bị bồi lắng. Ở các huyết mạch giao thông này thường xuyên tái diễn cảnh các bãi bồi nổi lên trơ đáy, mực nước nông, dòng chảy nhỏ hẹp, thuyền lớn không thể vào, thuyền nhỏ nằm chênh vênh trên bãi bồi.

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đánh bắt của 2.735 phương tiện lớn nhỏ và mục tiêu đánh bắt gần 39 nghìn tấn hải sản trong năm 2024. Càng nguy hiểm hơn khi vào mùa mưa bão, tàu thuyền không thể vào nơi tránh trú kịp thời để đảm bảo an toàn, nhất là các tàu công suất lớn.

dt-dji-0773-copy-5219.jpg
Những bãi bồi chắn phía trước Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Nhượng.

Ông Thân Quốc Tế - Phó Giám đốc Ban Quản lý Các cảng cá và Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Hà Tĩnh cho biết: “Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến ngư dân thì luồng lạch bồi lắng là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay vì nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đảm bảo sản xuất, kinh doanh, an toàn, phòng chống thiên tai của đơn vị.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ngân sách bố trí hoạt động này còn hạn chế, trong khi thực hiện nạo vét bằng hình thức xã hội hóa lại bị vướng Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28/11/2018 của Chính phủ “Về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa”. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2024/NĐ-CP ngày 20/5/2024 “Về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa” để thay thế Nghị định 159/2018/NĐ-CP, nhưng do mới ban hành nên các doanh nghiệp chưa kịp tham gia, vào cuộc”.

Video: Tình trạng bồi lắng ở Lạch Khẩu (TX Kỳ Anh) và Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên)

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.