Lưu ý khi ăn các loại hạt dịp tết

Chọn các loại hạt có nguồn gốc rõ ràng, giới hạn khoảng 30-50 g mỗi ngày, không chạy nhảy, cười lớn khi ăn để tránh hóc.

Chuyên viên dinh dưỡng Trần Phạm Thúy Hòa, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết những loại hạt như đậu nành, hướng dương, lạc, bí ngô, hạt dẻ, hạt điều có lợi cho sức khỏe. Những loại hạt này còn chứa lượng lớn vitamin K, B, E, mangan, magie, phospho, sắt tốt cho sức khỏe của phổi.

Các axit béo không no trong thực phẩm hỗ trợ giảm cholesterol, mỡ xấu, cải thiện sức khỏe tim mạch. Vitamin E, omega-3 làm giảm quá trình oxy hóa trong cơ thể, kháng viêm, giảm các triệu chứng hen suyễn, trầm cảm, đẩy lùi dấu hiệu lão hóa... Các hợp chất chống oxy hóa như flavonoid và axit phenolic trong những loại hạt hỗ trợ phòng ngừa ung thư.

Tuy nhiên, một số trường hợp ăn hạt khô ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt dưa có cấu tạo vỏ ngoài giòn, cứng. Thói quen cắn tách hạt khi ăn nếu không cẩn thận có thể nhai nuốt phải phần vỏ, làm tổn thương niêm mạc họng, khàn tiếng.

Quá trình bảo quản, chế biến không đúng cách khiến thực phẩm bám bụi bẩn, nhiễm nấm mốc. Lạc ẩm mốc rang lên ở nhiệt độ dưới 160 độ C, các bào tử nấm Aspergillus (một loại nấm mốc thường phát triển trên ngũ cốc) bị tiêu diệt nhưng độc tố aflatoxin không bị phá hủy. Chất béo trong hạt khô nhiễm nấm sẽ biến đổi thành các chất oxy hóa có hại, kích thích niêm mạc họng khi ăn.

Ngoài ra, để bảo quản lâu hơn, các loại hạt có thể bị tẩm ướp hóa chất hoặc nhuộm phẩm màu công nghiệp. Những yếu tố này cũng gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp. Người dùng có thể bị hắt hơi, ho, đau rát họng, khàn giọng, khởi phát cơn hen...

Lưu ý khi ăn các loại hạt dịp tết

Ăn nhiều các loại hạt khô vào dịp Tết có thể gây ho, khàn tiếng. Ảnh: Freepik

Chuyên viên Thúy Hòa khuyến cáo chọn mua các loại hạt khô có xuất xứ rõ ràng, được kiểm định chất lượng. Gia đình mua hạt chắc, mẩy, không bị nấm mốc hay biến đổi về màu sắc về rang, sấy khô. Trước khi chế biến nên rửa sạch hạt và phơi khô để loại bỏ bụi, cát. Khi ăn, nên dùng tay tách lấy nhân hạt thay vì cắn trực tiếp để tránh nuốt phải bụi, vỏ lụa hoặc vỏ cứng bên ngoài. Tránh ăn hạt kèm đồ uống lạnh, hút thuốc lá vì khiến họng bị kích ứng, gây ho nhiều, khàn tiếng.

Người có bệnh hô hấp, tiền sử mắc hen suyễn nên thay thế hạt nguyên vỏ bằng các sản phẩm tách sẵn vỏ. Không cười nói to hoặc chạy nhảy khi ăn để tránh hóc, sặc. Trường hợp dị vật rơi vào đường thở có thể gây khó thở, nguy hiểm tính mạng.

Mặc dù chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng mỗi người chỉ nên ăn 30-50 g hạt khô mỗi ngày. Ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân mất kiểm soát. Hạt đậu nành chứa chất xơ không hòa tan alpha-galactoside có thể gây chướng bụng, đầy hơi. Cellulose và lignin trong hạt hướng dương là những chất xơ cơ thể không thể tiêu hóa, dễ gây táo bón, tắc ruột nếu ăn lượng lớn. Lạc chứa hàm lượng protein, chất béo cao khiến cơ thể khó tiêu hóa và hấp thu.

Chuyên viên Hòa lưu ý người có biểu hiện ho, đau rát họng nên tạm ngưng ăn các loại hạt khô vào ngày Tết. Hạn chế uống bia rượu, đồ uống lạnh, hút thuốc lá giúp giảm tổn thương họng. Để làm dịu cổ họng, giảm ho, người bệnh nên giữ ấm mũi, họng bằng cách mặc ấm, quàng khăn khi thời tiết lạnh; hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị gây kích ứng niêm mạc họng, ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh; uống nước lọc ấm, trà gừng hoặc nước chanh pha mật ong.

Theo Trịnh Mai/VNE

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.