Có rất nhiều cách để hạn chế chảy nước mắt khi thái hành, điển hình như những mẹo nhỏ đơn giản và dễ áp dụng sau đây.
1. Đeo kính bảo vệ
Để mắt không bị cay khi thái hành, bạn có thể đeo kính để bảo vệ mắt. Kính bơi hay kính làm vườn đều được, miễn là chúng có thể che kín đôi mắt.
2. Dùng máy xay
Nếu bạn cần nhiều hành thái nhỏ, bạn có thể dùng máy xay mà không phải dùng tay để cắt chúng. Tuy nhiên, bạn không nên xay hành quá nát và phải đợi cho hơi cay của củ hành lắng xuống rồi mới mở nắp máy xay ra.
3. Bỏ hành vào tủ lạnh trước khi cắt
Cách này khá đơn giản, trước khi thái hành từ 10 - 15 phút, hãy cho hành vào ngăn đá tủ lạnh. Các tế bào hành bị làm lạnh sẽ phản ứng chậm hơn khi cắt. Cách này cũng sẽ làm giảm lượng enzym axit tiết ra không khí mà không làm ảnh hưởng đến mùi vị của của hành.
4. Dùng khoai tây
Bạn có thể dùng một khoanh khoai tây tươi chà lên hai mặt dao, sau đó cắt hành thoải mái mà không lo bị cay mắt.
5. Cắt hành dưới nước
Cắt hành dưới nước hoặc dưới vòi nước cũng sẽ giúp ích một cách đáng kể bởi nước sẽ hòa tan các hợp chất lưu huỳnh trước khi chúng có thể tới được mắt của bạn.
6. Nến
Bạn có thể thắp một ngọn nến thật gần thớt khi thái hành để lượng nhiệt tỏa ra có thể rút bớt lưu huỳnh từ củ hành.
7. Phun dấm lên thớt
Bạn có thể hòa một hỗn hợp nước và dấm với tỉ lệ 50 : 50 rồi phun hỗn hợp dấm này lên thớt bởi giấm có khả năng làm dừng phản ứng của lưu huỳnh. Nếu bạn cảm thấy hỗn hợp trên chưa hiệu quả, hãy thử chỉ sử dụng giấm để phun lên thớt.
8. Ngậm một miếng bánh mì khi thái hành
Nếu ngậm một lát bánh mỳ trong khi cắt hành, bạn sẽ không bị cay mắt. Mẹo này có nguồn gốc từ quan niệm là nếu bạn làm một điều gì buộc phải thở bằng miệng thì phần mũi sẽ ít bị kích thích hơn và vì vậy bạn sẽ ít bị chảy nước mắt.
Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cúm là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra theo mùa, tiêm vắc - xin cúm là cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Hiện nay còn có khá nhiều quan niệm sai lầm về vắc-xin cúm.
Thời tiết mưa nhiều là một trong những nỗi ám ảnh trong việc giặt giũ hàng ngày. Hãy cùng bỏ túi mẹo giặt và phơi quần áo vào mùa mưa để nhanh khô hơn nhé!
Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.