Một gia đình vùng cao ở Hà Tĩnh cho cả xóm múc nước giếng về dùng trong cơn "đại khát"

(Baohatinh.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài đã làm hàng trăm hộ dân ở xã Kỳ Lạc (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Những ngày khốn khó, người dân ở đây cảm thấy mát lòng khi được giúp đỡ nguồn nước giếng quý giá bằng cả sự đồng cảm, sẻ chia từ gia đình bà Nguyễn Thị Văn ở thôn Lạc Thắng.

Một gia đình vùng cao ở Hà Tĩnh cho cả xóm múc nước giếng về dùng trong cơn “đại khát”

Bà Nguyễn Thị Văn (giữa) đang giúp đỡ người dân trong thôn lấy nước

Hàng ngày, đặc biệt là vào buổi chiều, gia đình bà Nguyễn Thị Văn (67 tuổi ở thôn Lạc Thắng, xã Kỳ Lạc) lại tấp nập người vào ra lấy nước. Không chỉ bà con trong thôn, không ít người ở thôn khác cũng phải đến đây để xin nước sinh hoạt.

Là địa phương hàng năm phải chịu cảnh hạn hán nặng nề, đợt nắng nóng kéo dài hàng chục ngày qua đã gây nên cảnh khô hạn nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua tại thôn Lạc Thắng và các thôn lân cận của xã Kỳ Lạc, với hàng trăm hộ thiếu nước.

Trong khi hầu hết giếng nước của các gia đình khác bị cạn trơ đáy nhiều ngày qua, nhiều gia đình thuê khoan giếng sâu trên 50 mét cũng không có nước, thì như được thiên nhiên ưu ái ban tặng, giếng đào của gia đình bà Văn vẫn ăm ắp nước. Đặc biệt, nhờ được xây thành và ghép đá lòng giếng cẩn thận, nguồn nước luôn trong xanh và mát rượi.

Một gia đình vùng cao ở Hà Tĩnh cho cả xóm múc nước giếng về dùng trong cơn “đại khát”

Trong khi hầu hết giếng nước ở địa phương bị khô đáy thì giếng nhà bà Văn vẫn ăm ắp nước

“Giếng được gia đình đào vào năm 2003, mặc dù không sâu lắm (chỉ khoảng 5 mét) nhưng từ đó đến nay chưa năm nào giếng có hiện tượng khô cạn, kể cả khi hạn nặng nhất. Có lẽ trời thương mới cho gia đình tôi sự may mắn như thế này” - bà Văn cho biết.

Đây cũng chính là lý do để bà Văn sẵn sàng sẻ chia nguồn nước quý giá đến với mọi người trong lúc khốn khó mà không hề đắn đo, suy tính. Ở thời điểm khô hạn này, mỗi ngày có 6 - 7 chục người đem can và các dụng cụ đến nhà bà Văn để lấy nước.

Một gia đình vùng cao ở Hà Tĩnh cho cả xóm múc nước giếng về dùng trong cơn “đại khát”

Ngoài biến giếng nhà thành giếng nước công cộng, tự bỏ tiền điện bơm nước, bà Văn giúp 4 hộ gia đình lân cận có hoàn cảnh khó khăn lắp ống nước dẫn thẳng đến nhà

Không chỉ vui vẻ chia sẻ nguồn nước, trong điều kiện không ít khó khăn, bà Văn còn gom góp mua sắm cả một máy bơm và hệ thống ống dẫn để bơm nước phục vụ bà con được nhanh hơn, giảm thời gian xếp hàng chờ đợi. 4 hộ gia đình lân cận có hoàn cảnh khó khăn được bà đồng tình cho lắp ống dẫn nước để bơm về tận nhà,

Với những khi bình thường, hàng tháng tiền điện của bà Văn chỉ khoảng trên dưới 100 ngàn thì trong mấy tháng nắng nóng, hóa đơn tiền điện của bà lên đến trên 400 trăm ngàn đồng/tháng, phần lớn do chi phí từ máy bơm nước.

Một gia đình vùng cao ở Hà Tĩnh cho cả xóm múc nước giếng về dùng trong cơn “đại khát”

Những tháng hạn hán, máy bơm phải sử dụng liên tục, hóa đơn tiền điện của bà Văn tăng lên đột biến

Để không diễn ra tình trạng chờ đợi, chen lấn, bà còn chủ động bố trí, sắp xếp và huy động cả con trai cùng tham gia giúp đỡ bà con. Vì vậy, mặc dù số lượng người đến lấy nước rất đông nhưng luôn đảm bảo trật tự, vệ sinh môi trường...

Chị Đinh Thị Hiểu, thôn Lạc Thắng cảm động bày tỏ: "Trong lúc hạn hán, một giọt nước cũng đáng quý, bà Nguyễn Thị Văn đã sẵn lòng chia sẻ và giúp đỡ cho gia đình và hàng chục hộ dân trong thôn duy trì cuộc sống, chúng tôi rất quý trọng và biết ơn bà".

Một gia đình vùng cao ở Hà Tĩnh cho cả xóm múc nước giếng về dùng trong cơn “đại khát”

Bà Văn có cuộc sống đạm bạc nhưng luôn có tấm lòng thơm thảo và trách nhiệm với cộng đồng

Ông Lê Trung Thành - Trưởng thôn Lạc Thắng đánh giá cao nghĩa cử cao đẹp của bà Văn và cho rằng, những người có trách nhiệm cộng đồng cao như gia đình bà Văn đã giúp chính quyền địa phương tạm thời giải được một phần bài toán chống hạn cho bà con trong thời điểm hết sức khó khăn này.

Ông Lê Trung Thành - Trưởng thôn Lạc Thắng, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh

Không chỉ hào phóng với người dân trong thôn, mà bất kể ai, ở đâu, nếu cần nước, bà Văn cũng sẵn lòng chia sẻ. Mới đây, một đơn vị thi công công trình trên địa bàn cũng nhờ nguồn nước giếng của bà Văn đã đảm bảo duy trì được hoạt động và hoàn thành công trình trong những tháng ngày nắng hạn.

Trân trọng tấm lòng sẻ chia không so tính của bà, những cán bộ, công nhân của đơn vị đã từng được bà Văn giúp đỡ, khi có việc qua đây thường ghé thăm bà như những người con đi xa về thăm nhà.

Chủ đề Hạn hán - Thiên tai

Chủ đề Nắng nóng ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.