Mùa hè năm nay sẽ không có nắng nóng gay gắt, mùa đông đến sớm

Tháng 5, 6 hàng năm là cao điểm nắng nóng, nhưng năm 2022, nhiệt độ các tháng này thấp hơn trung bình nhiều năm 0,5-1 độ C. Không khí lạnh có thể xuất hiện vào tháng 10.

Mùa hè năm nay sẽ không có nắng nóng gay gắt, mùa đông đến sớm

Ảnh minh họa

Có 4-6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta

Chiều 13/5, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia phát hành bản tin cập nhật về hiện tượng ENSO và nhận định xu thế khí tượng thủy văn từ tháng 6 đến tháng 11/2022. Theo đó, dự báo ENSO có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina từ nay đến các tháng đầu mùa đông năm 2022, xác suất khoảng 55-65%.

Mùa hè năm nay sẽ không có nắng nóng gay gắt, mùa đông đến sớm

Mùa hè năm nay nắng nóng sẽ không gay gắt.

Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) từ tháng 5-7/2022, có khả năng thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN), sau đó từ tháng 8-11/2022 có xu hướng ở mức xấp xỉ so với TBNN.

Từ nay đến cuối năm 2022, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 10-12 cơn bão và ATNĐ, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta khoảng từ 4-6 cơn, thấp hơn đến xấp xỉ so với TBNN (TBNN khoảng từ 12-14 cơn, ảnh hưởng trực tiếp khoảng từ 5-7 cơn). Đề phòng bão xảy ra dồn dập và có cường độ mạnh trong những tháng cuối năm.

Trong các tháng mùa mưa bão , lượng mưa tại Bắc Bộ có xu hướng cao hơn TBNN từ tháng 7-9/2022. Trái lại, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với TBNN từ tháng 6-9/2022.

Từ khoảng tháng 10-11/2022, khu vực ven biển Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ lượng mưa có xu hướng gia tăng. Cảnh báo nguy cơ xảy ra mưa, lũ dồn dập tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10-11/2022. Ngoài ra, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc.

Nắng nóng không gay gắt, mùa đông đến sớm

Cơ quan khí tượng dự báo, ở khu vực Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình tháng 8-9/2022 cao hơn 0,5-1,0 độ C so với TBNN, những tháng khác phổ biến thấp hơn thấp hơn khoảng 0,5 độ C so với TBNN. Khu vực Trung Bộ, tháng 6 và tháng 11/2022 thấp hơn khoảng 0,5 độ C so với TBNN; từ tháng 7-10/2022 cao hơn từ 0,5-1,0 độ C so với TBNN, riêng Bắc Trung Bộ trong tháng 7 và tháng 10/2022 phổ biến xấp xỉ so với TBNN.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tháng 6 và tháng 10/2022 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ so với TBNN, từ tháng 7-10/2022 cao hơn 0,5-1 độ C so với TBNN, Tháng 11/2022 thấp hơn 0-0,5 độ C so với TBNN.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng không gay gắt, không kéo dài như năm 2021. Điều đặc biệt là không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm trong khoảng tháng 10, tháng 11/2022.

Lượng mưa lớn, đề phòng lũ quét, sạt lở đất

Dự báo về lượng mưa, cơ quan khí tượng cho hay tại khu vực Bắc Bộ, tháng 6/2022, tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ so với TBNN; từ tháng 7-9/2022, tổng lượng mưa cao hơn 15-30% so với TBNN, riêng tháng 8/2022 cao hơn từ 5-15% so với TBNN. Tháng 10/2022, tổng lượng mưa tại khu vực Tây Bắc thấp hơn 5-15% so với TBNN, tại khu vực Đông Bắc Bộ cao hơn 5-15%, riêng Đồng bằng Bắc Bộ có khả năng cao hơn từ 10%-25% so với TBNN.

Khu vực Trung Bộ, tháng 6/2022, các tỉnh từ Quảng Bình - Khánh Hòa phổ biến cao hơn từ 10-25% so với TBNN, khu vực khác lượng mưa xấp xỉ với TBNN. Từ tháng 7-8/2022, tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ so với TBNN, riêng khu vực Nghệ An - Quảng Bình thấp hơn từ 10%-25% so với TBNN cùng thời kỳ

Tháng 9/2022, tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ so với TBNN, riêng các tỉnh Bắc Trung Bộ cao hơn từ 10-20% so với TBNN. Tháng 10/2022, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn từ 15-40% so với TBNN. Tháng 11/2022 tại Bắc Trung Bộ phổ biến thấp hơn 15-30%, khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn từ 15-35% so với TBNN cùng thời kỳ.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, tháng 6/2022, tổng lượng mưa tại Tây Nguyên phổ biến xấp xỉ so với TBNN, tại Nam Bộ phổ biến thấp hơn 5-25% so với TBNN. Từ tháng 7-9/2022, tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn từ 5-20% so với TBNN. Trong tháng 10 và tháng 11/2021, tổng lượng mưa tại Tây Nguyên phổ biến ở mức cao hơn từ 10-35%, tại Nam Bộ tổng lượng cao hơn từ 5-20% so với TBNN.

Ở những khu vực dự báo có tổng lượng mưa lớn, đề phòng nguy cơ xảy ra các hiện tượng thời tiết xấu như lũ quét, sạt lở đất.

Trong tháng 10 và tháng 11/2022, tại khu vực Nam Bộ sẽ xuất hiện 4 đợt triều ở mức cao: Đợt 1 từ ngày 8-11/10, Đợt 2 từ ngày 26-31/10, Đợt 3 từ ngày 6-12/11 và Đợt 4 từ ngày 23-29/11.

Độ cao mực nước tại Vũng Tàu trong các đợt triều cường đều đạt trên 4,0m.

Các đợt triều cường trong tháng 11/2022 nếu trùng vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc có cường độ mạnh tràn xuống phía Nam, khu vực trũng, thấp ở cửa sông ven biển, vùng ven biển chịu ảnh hưởng của thủy triều tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ sẽ có nguy cơ ngập, lụt.

Theo VTV

Đọc thêm

Khánh kiệt vì tai nạn giao thông

Khánh kiệt vì tai nạn giao thông

Chứng kiến những hoàn cảnh nạn nhân TNGT tại Hà Tĩnh mới hiểu hết những nỗi xót xa. Trong số các nạn nhân, nhiều hoàn cảnh vì TNGT mà gia đình khánh kiệt, rơi vào khó khăn, túng quẫn.
Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Tròn 24 năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Khải Chương - Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn tràn đầy đam mê với nghề và luôn thương yêu, tận tâm với học trò.
Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những đóng góp, cống hiến của các Nhà giáo Nhân dân đối với sự nghiệp trồng người cũng như phát triển KT-XH tỉnh nhà.
Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện: UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về việc ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông.