Nạn đói năm 1945 và mùa thu lịch sử trong tâm trí người trẻ Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đã 78 năm trôi qua nhưng những bài học lịch sử về Cách mạng tháng Tám 1945 thay đổi số phận dân tộc vẫn luôn được lớp hậu thế Hà Tĩnh nhắc nhớ như một cách để tri ân quá khứ, hướng tới tương lai.

Nạn đói năm 1945 và mùa thu lịch sử trong tâm trí người trẻ Hà Tĩnh

Anh Trần Viết Tuấn - Tổ trưởng Tổ cơ khí (Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh).

Chúng tôi gặp anh Trần Viết Tuấn - Tổ trưởng Tổ cơ khí (Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh) khi anh đang miệt mài làm việc tại xưởng. Nghỉ tay một lát, anh Tuấn tâm sự: “Thuở còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã được nghe cô giáo truyền đạt những bài học lịch sử đầy tự hào, bi tráng của dân tộc. Sau khi Nhật hất cẳng Pháp vào ngày 9/3/1945 và đặt ách thống trị lên đất nước ta, chúng thực hiện chính sách vơ vét thóc lúa của Nhân dân ta dự trữ cho cuộc chiến tranh của chúng. Nhiều nơi chúng bắt dân ta nhổ lúa trồng đay. Do ảnh hưởng chính sách cướp phá, vơ vét của Nhật - Pháp, cộng với mất mùa nên từ cuối năm 1944 đến đầu 1945, nạn đói xảy ra trên cả nước. Cùng với hoạt động cứu đói cho dân, cao trào kháng Nhật cứu nước do Đảng ta, trực tiếp Mặt trận Việt Minh lãnh đạo đã dấy lên mạnh mẽ. Ngay sau khi giành được chính quyền, việc đầu tiên mà chính quyền các cấp thực hiện là diệt “giặc đói”, sau đó là “giặc dốt” và “giặc ngoại xâm” để bảo vệ chính quyền non trẻ”.

Trong những chia sẻ của anh Tuấn, chúng tôi cảm nhận được sự đau xót của thế hệ trẻ trước nạn đói năm 1945. Bởi đây không chỉ là sự kiện tàn khốc nhất trong lịch sử hiện đại Việt Nam mà còn là một trong những nạn đói kinh hoàng nhất từng xảy ra trong lịch sử nhân loại.

Anh Tuấn cũng thể hiện niềm tin, niềm tự hào to lớn về cuộc cách mạng “long trời lở đất” trong lịch sử dân tộc. Anh cho biết: “Sự kiện Cách mạng tháng Tám là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc ta, mở ra một thời đại mới tươi sáng cho người dân Việt Nam. Là thanh niên thế hệ 9X, tôi may mắn được sinh ra khi đất nước đã hoàn toàn độc lập. Thế nên, tôi tự dặn mình phải luôn nỗ lực, phát huy truyền thống dân tộc, không ngừng trau dồi kiến thức, làm tốt bổn phận, trách nhiệm của mình, góp sức trẻ xây dựng đất nước”.

Nạn đói năm 1945 và mùa thu lịch sử trong tâm trí người trẻ Hà Tĩnh

Cô giáo Trần Thị Phúc luôn trân trọng, tự hào về lịch sử anh hùng của dân tộc.

Cô Trần Thị Phúc - giáo viên Trường Tiểu học và THCS Sơn Hồng (Hương Sơn) tự hào khi chia sẻ về những sự kiện lịch sử của dân tộc. Theo cô Phúc, để giành được độc lập, Nhân dân ta đã phải trải qua biết bao đau khổ.

“Nạn đói năm 1945 khiến người trẻ như chúng tôi không thôi ám ảnh bởi sự chết chóc, tang thương mà đồng bào ta phải gánh chịu. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công vang dội là kết quả quá trình đấu tranh lâu dài, kiên cường, bất khuất của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đã 78 năm trôi qua nhưng mùa thu Cách mạng tháng Tám mãi là niềm tự hào của toàn dân và lớp lớp thế hệ trẻ hôm nay”.

Những lời chia sẻ của cô Phúc thể hiện sự xót thương trước những mất mát, hy sinh của đồng bào ta trong tháng ngày đất nước còn chìm trong màn đêm nô lệ và niềm tự hào của lớp thanh niên hiện nay với lịch sử dân tộc.

Nói về nhiệm vụ của thế hệ trẻ, cô Phúc cho hay: “Tinh thần Cách mạng tháng Tám đã hòa vào dòng chảy lịch sử của dân tộc và sẽ còn chảy mãi đến thế hệ mai sau. Với vai trò là một giáo viên tiểu học và là một người trẻ, đối với tôi, những bài học lịch sử luôn phải được khắc sâu để truyền dạy cho thế hệ sau này, giúp các em nhớ về lịch sử của cha ông ta. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thanh niên cần hòa nhập nhưng không hòa tan. Các bạn trẻ cần có kiến thức về lịch sử, hun đúc niềm tự hào dân tộc với những mốc son chói lọi”.

Nạn đói năm 1945 và mùa thu lịch sử trong tâm trí người trẻ Hà Tĩnh

Anh Trương Hải Đức - Bí thư Đoàn phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh).

Cùng chung lý tưởng với thế hệ trẻ Hà Tĩnh hôm nay, anh Trương Hải Đức - Bí thư Đoàn phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) luôn thấm nhuần tư tưởng phải trân trọng nền độc lập, tự do của Tổ quốc và nhớ những bài học lịch sử xương máu của ông cha ta. Anh Đức cho biết: “Phường Thạch Quý có địa danh Cồn Cồ - địa điểm gắn liền với ký ức đau thương của người dân Hà Tĩnh khi từng là nơi chôn cất người chết đói năm 1945. Tìm đọc Lịch sử Đảng bộ phường Thạch Quý (1930-2015), tôi mới hiểu thêm về sự khốn khổ của Nhân dân lúc bấy giờ”.

Được biết, từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra trong cả nước đã cướp đi sinh mệnh của hơn 2 triệu người dân. Riêng Hà Tĩnh có 5 vạn người chết đói. Địa bàn Trung Tiết và TX Hà Tĩnh có số người chết đói cao, nằm la liệt khắp nơi… Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của Nhân dân đã được đẩy lên bước mới. Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng quân đồng minh ở Đông Dương, ủy ban khởi nghĩa các cấp đã lãnh đạo toàn quân nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền.

“Là công dân Việt Nam thời đại mới, tôi tự nhủ phải luôn trân trọng lịch sử và sự hy sinh của ông cha ta. Đồng thời, mong muốn các bạn trẻ phải luôn nhớ về công lao to lớn của Đảng ta và các bậc tiền bối cách mạng, các thế hệ đi trước và hãy phấn đấu nhiều hơn nữa vì một Việt Nam ngày càng giàu mạnh”, anh Trương Hải Đức chia sẻ.

Nạn đói năm 1945 và mùa thu lịch sử trong tâm trí người trẻ Hà Tĩnh

Anh Trương Hải Đức (ngoài cùng bên phải) luôn nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ công tác, góp sức xây dựng quê hương phát triển giàu mạnh.

Thế hệ trẻ Hà Tĩnh nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung vẫn luôn nhớ về những câu chuyện, bài học lịch sử đắt giá qua nạn đói năm 1945 và ý nghĩa trọng đại, to lớn của cuộc Cách mạng tháng Tám. Nhìn lại quá khứ để biết trân trọng, tự hào về lịch sử dân tộc, thế hệ trẻ hôm nay không ngừng nỗ lực phấn đấu, góp sức xây dựng đất nước phồn vinh.

Chủ đề Tuổi trẻ Hà Tĩnh

Chủ đề BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.