Nâng cao kỹ năng sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá

(Baohatinh.vn) - Hơn 100 cán bộ, chủ cơ sở sản xuất huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) được các chuyên gia trang bị những kiến thức truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá; áp dụng mã số, mã vạch, xây dựng thương hiệu.

Chiều 13/11, huyện Hương Sơn phối hợp với Sở KH&CN Hà Tĩnh tổ chức tập huấn truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá cho hơn 100 cán bộ phụ trách chuyên môn cấp huyện, cán bộ phụ trách OCOP các xã, thị trấn; chủ cơ sở OCOP, các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh.

Nâng cao kỹ năng sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá

Đại biểu tham dự lớp tập huấn

Trong thời gian 1 buổi, các đại biểu đã được phổ biến những nội dung về tổng quan các tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc; cơ sở pháp lý; hiện trạng truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam; hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia; hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc tại địa phương; các giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại doanh nghiệp; các bước xây dựng và thao tác thực hiện truy xuất nguồn gốc...

Các giảng viên cũng giới thiệu về Cổng Truy xuất nguồn gốc quốc gia; các bước xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá; phổ biến một số mô hình điểm...

Chương trình đào tạo, tập huấn cung cấp những kiến thức thiết thực, sát với nhu cầu và tình hình thực tiễn của DN, HTX, cơ sở sản xuất, tạo nền tảng để phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới.

Nâng cao kỹ năng sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá

Ông Doãn Đình Chúc - Phó Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển (TP Hà Nội) cung cấp các thông tin về truy xuất nguồn gốc.

Đây cũng là cơ hội tốt để các DN, HTX, cơ sở sản xuất có thêm hiểu biết về áp dụng mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu. Từ đó, tăng cơ hội tiếp cận thị trường và gia tăng giá trị cho sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh cho cơ sở sản xuất.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),