Năng suất bình quân hơn 61 tạ/ha, nông dân Can Lộc gặt mùa vàng

(Baohatinh.vn) - Vụ xuân năm nay, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) gieo cấy 9.362 ha lúa. Với năng suất bình quân toàn huyện đạt 61,05 tạ/ha - cao nhất trong 10 năm trở lại nay và dự kiến cao hơn mức bình quân của tỉnh gần 3 tạ/ha, người dân nơi đây đang có một mùa vàng bội thu.

Thành công ban đầu của mô hình máy cấy

Cùng với việc thực hiện Nghị quyết 01 của Huyện ủy trong việc phá bờ vùng bờ thửa, vụ xuân 2021, lần đầu tiên Can Lộc thực hiện mô hình ứng dụng máy cấy vào sản xuất trên diện tích 56,36 ha ở Tùng Lộc, Kim Song Trường, Xuân Lộc, Sơn Lộc và Thiên Lộc. Những diện tích sử dụng máy cấy ở các địa phương cũng thống nhất gieo 1 giống với các loại: N98, Thái Xuyên 111; ADI 168 và XT 28.

Đến nay, những cánh đồng lúa vàng rộm, trĩu bông đã xua tan đi những mệt mỏi, lo âu, phấp phỏng của người dân trong năm đầu tiên mạnh dạn cơ giới hóa sản xuất trên cánh đồng 1 giống.

Năng suất bình quân hơn 61 tạ/ha, nông dân Can Lộc gặt mùa vàng

Máy cấy với những ưu điểm vượt trội đã giúp người dân tăng năng suất lúa.

Trưởng phòng NN&PTNT Can Lộc Phan Cao Kỳ cho biết: “Máy cấy sử dụng mạ khay, mạ non, rễ cây không bị tổn thương nên thời gian lúa bén rễ hồi xanh nhanh hơn. Hơn nữa, máy cấy thưa, khoảng cách đều nhau nên lúa sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất bình quân cao hơn gieo cấy thủ công khoảng 2 tạ/ha. Ban đầu bà con hơi phân vân khi sử dụng máy cấy nhưng đến nay thì ai cũng phấn khởi”.

Năng suất bình quân hơn 61 tạ/ha, nông dân Can Lộc gặt mùa vàng

Xã Kim Song Trường đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân.

Là địa phương có diện tích lúa lớn nhất huyện Can Lộc (974 ha), khi huyện có chủ trương áp dụng máy cấy, xã Kim Song Trường cũng ứng dụng thử nghiệm trên 10 ha.

Ông Phan Văn Lập - thôn Bình Hồ, xã Kim Song Trường cho biết: “Cùng với nhiều gia đình khác, năm nay chúng tôi có 7 sào nếp N98 trên cánh đồng tập trung rộng hơn 10 ha. Đây cũng là năm đầu tiên chúng tôi áp dụng máy cấy vào sản xuất. Khi bắt đầu, nhiều người phân vân nhưng nhờ cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng quy trình hướng dẫn nên lúa được mùa với năng suất bình quân 3,5 tạ/sào. Chúng tôi vui lắm, chưa bao giờ được mùa như năm nay”.

Dù máy cấy xuống đồng muộn hơn so với những nơi khác khiến lúa cũng chín muộn hơn, nhưng năm nay, người dân HTX Nông nghiệp Tùng Lộc đã đón một mùa vui khi năng suất ở cánh đồng 27 ha lúa giống Thái Xuyên 111 được cấy bằng máy cũng đã cho năng suất vượt trội.

Năng suất bình quân hơn 61 tạ/ha, nông dân Can Lộc gặt mùa vàng

Vụ xuân năm nay, vựa lúa Can Lộc đang có một mùa bội thu với năng suất cao hơn bình quân của tỉnh.

Anh Đặng Văn Ảnh - Giám đốc HTX Nông nghiệp Tùng Lộc cho biết: “Dù chậm hơn so với thời vụ nhưng chỉ vài hôm nữa thôi cánh đồng này cũng sẽ được thu hoạch. Lúa năm nay được mùa nên năng suất có nơi ước đạt 69 tạ/ha”.

Năng suất bình quân hơn 61 tạ/ha, nông dân Can Lộc gặt mùa vàng

Chỉ còn vài ngày nữa, cánh đồng lúa tập trung của HTX nông nghiệp Tùng Lộc cũng sẽ được thu hoạch

Cánh đồng 1 giống, cơ giới hóa... giúp năng suất lúa tăng cao

Theo số liệu từ Phòng NN&PTNT huyện Can Lộc: vụ xuân năm nay, toàn huyện gieo cấy trên diện tích 9.362 ha. Việc sản xuất trên cánh đồng 1 giống, tuân thủ lịch thời vụ, chăm bón đúng quy trình kỹ thuật và thời tiết thuận lợi nên năng suất bình quân toàn huyện đạt 61,05 tạ/ha, cao hơn mức bình quân của tỉnh gần 3 tạ/ha. Trong số đó, nhiều địa phương có sự đột phá rõ nét về năng suất như Tùng Lộc, Kim Song Trường, Vượng Lộc, Xuân Lộc… năng suất bình quân đạt từ 62-66 tạ/ha.

Năng suất bình quân hơn 61 tạ/ha, nông dân Can Lộc gặt mùa vàng

Tiếng máy rộn rã trên những cánh đồng ở Tùng Lộc

Khắp các cánh đồng ầm ào tiếng máy, tiếng người dân í ới gọi nhau ra đồng nhận thóc. Mùa thu hoạch đã đem đến niềm vui trọn vẹn cho những người nông dân chịu thương, chịu khó, không quản vất vả, khó khăn gắn bó với đồng ruộng, gắn bó với nghề nông.

Năng suất bình quân hơn 61 tạ/ha, nông dân Can Lộc gặt mùa vàng

Vụ xuân năm nay, ông Đặng Văn Thục ở thôn Minh Tiến (ngoài cùng bên trái) đạt năng suất 3,5 tạ/sào

Ông Đặng Văn Thục ở thôn Minh Tiến, xã Tùng Lộc chia sẻ: “Hơn 70 tuổi, trải qua biết bao mùa lúa chín nhưng tôi chưa bao giờ vui như hôm nay. Tôi trồng 10 sào lúa VNR20 và Thái Xuyên 111, năng suất đạt 3,5 tạ/sào”.

Kết quả ấy là món quà ghi nhận công sức những tháng ngày sớm tối trên đồng ruộng, dõi theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa.

Năng suất bình quân hơn 61 tạ/ha, nông dân Can Lộc gặt mùa vàng

Mùa vàng no ấm trên cánh đồng HTX Hạ vàng

Với những thành viên HTX Hạ vàng xã Vượng Lộc (Can Lộc), niềm vui dường như nhân đôi khi lúa được mùa lại được giá. Ông Nguyễn Đình Trung - Giám đốc HTX Hạ Vàng xã Vượng Lộc cho biết: “Năng suất lúa của HTX ước đạt 70 tạ/ha, cùng với đó, nhờ liên kết với doanh nghiệp nên chúng tôi được bao tiêu sản phẩm. Lúa bán tươi ngay sau khi thu hoạch với giá 7.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 20 giá so với thị trường”.

Tại xã Xuân Lộc, vụ xuân năm nay, toàn xã gieo cấy 508,4 ha, chủ yếu là các giống lúa Thiên ưu 8, Thái Xuyên 111, Hà Phát 3, nếp N87, N98. Hiện nay, bà con đang ra đồng cả ngày lẫn đêm để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.

Năng suất bình quân hơn 61 tạ/ha, nông dân Can Lộc gặt mùa vàng

Bà con nông dân huy động máy gặt suốt ngày, đêm để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.

Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lộc Thái Đăng Định cho biết: “Hiện chúng tôi đang huy động tất cả các máy gặt trên địa bàn cũng như hợp đồng các máy ngoài địa phương gặt cả ngày lẫn đêm, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch vụ xuân để kịp thời vụ hè thu. Với bình quân năng suất đạt 66 tạ/ha, người dân rất phấn khởi và tin tưởng vào sự chỉ đạo của chính quyền đối với việc áp dụng các loại giống mới, phương thức sản xuất mới vào thực tế”.

Đến thời điểm hiện tại, Can Lộc đã thu hoạch 83,5% diện tích. Niềm vui được mùa trên những cánh đồng thửa lớn đã góp phần khẳng định chủ trương đúng của huyện trong việc phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn để đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất, áp dụng cơ giới hóa… Đó cũng là yếu tố để người dân thay đổi tư duy, tập quán sản xuất cũ.

Ông Bùi Huy Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.