Ngành chuyên môn Hà Tĩnh cảnh báo nguy cơ hàu, ngao chết hàng loạt

(Baohatinh.vn) - Trong điều kiện thời tiết bất lợi, các địa phương chú trọng theo dõi diễn biến thời tiết, dịch bệnh; hướng dẫn người nuôi ngao tuân thủ kỹ thuật và biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 2 đến tháng 4/2025, khu vực phía Bắc sẽ trải qua nhiều đợt rét đậm, rét hại. Khi kết hợp với các yếu tố bất lợi như độ mặn cao, thời gian phơi bãi kéo dài, mật độ nuôi dày, thức ăn tự nhiên giảm và sự xuất hiện của các tác nhân gây bệnh có thể dẫn đến tình trạng ngao, hàu chết hàng loạt ở bãi nuôi.

bqbht_br_142d2130512t73827l0.jpg
Ngành chuyên môn lấy mẫu kiểm tra ngao chết hàng loạt tại huyện Thạch Hà. Ảnh tư liệu.

Bên cạnh đó, theo kết quả giám sát vùng nuôi nhuyễn thể của Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc (thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) năm 2024 đã phát hiện ký sinh trùng Perkinsus olseni nhiễm trên ngao, hàu nuôi tại tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Bình và Quảng Ninh với tỷ lệ từ 25 - 100% số mẫu phân tích. Đây là tác nhân gây bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có thể gây ngao, hàu chết hàng loạt khi kết hợp với các yếu tố thời tiết cực đoan.

bqbht_br_z6160200767119-ee1ee632b6320562b10d5990ed129238.jpg
Chi cục Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên kiểm tra nguồn nước để dự báo các nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn đối với các đối tượng nuôi trồng thủy sản.

Để hạn chế ảnh hưởng của hiện tượng rét đậm, rét hại và nguy cơ ký sinh trùng Perkinsus olseni gây hại cho ngao, hàu nuôi, giảm thiểu thiệt hại cho nghề nuôi toàn tỉnh, Chi cục Thủy sản đề nghị UBND các huyện, thị xã ven biển và TP Hà Tĩnh chú trọng tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn người nuôi thực hiện một số biện pháp kỹ thuật theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.

Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thả giống ngao, hàu ở các bãi nuôi (nguồn gốc, chất lượng con giống, mật độ thả giống,...); cập nhật diễn biến thời tiết, dịch bệnh; phân công cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật nuôi ngao, hàu, biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, xử lý khi ngao, hàu bị chết, kịp thời báo cáo về Sở NN&PTNT.

bqbht_br_dsc-1793-4390.jpg
Hợp tác xã NTTS Việt Hồng (xã Mai Phụ, Thạch Hà) thu hoạch ngao.

Ngoài ra, theo kết quả quan trắc, giám sát tác nhân gây bệnh trên đối tượng tôm nuôi nước lợ từ tháng 6 đến tháng 11/2024 tại khu vực phía Bắc (tại văn bản số 12/TTQT ngày 7/2/2025 của Trung tâm Quan trắc môi trường và dịch bệnh thủy sản miền Bắc, thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I), tại vùng nuôi tôm nước lợ xã Hộ Độ (TP Hà Tĩnh) đã phát hiện tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei (bệnh vi bào tử trùng, viết tắt là EHP) gây bệnh trên tôm nuôi. Trong tổng số 18 mẫu phân tích, có 4 mẫu dương tính với EHP. EHP ký sinh trong gan, tụy tôm và nhân lên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy, cản trở tôm hấp thụ chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng tôm nuôi còi cọc, chậm lớn, suy giảm sức miễn dịch, sức đề kháng.

Trên cơ sở văn bản của Trung tâm Quan trắc môi trường và dịch bệnh thủy sản miền Bắc, Chi cục Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh cũng đã đưa ra khuyến cáo tập trung tăng cường quản lý dịch bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho ngành nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người nuôi.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.