Ngư dân Hà Tĩnh lại "hái lộc" đầu xuân mới...

Những ngày đầu năm, bà con ngư dân các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Cẩm Xuyên... đã xuất hành đánh bắt hải sản mang về cơ man cá đù, cá cháo, cá hố, cá hoa, ruốc... Thời tiết thuận lợi, ngư trường dồi dào, giá tăng cao là tín hiệu vui để bà con yên tâm ra khơi, bám biển...

ngu dan ha tinh lai hai loc dau xuan moi

Ngư dân Xuân Hội (Nghi Xuân) phấn khởi "hái" lộc

Mờ sáng mùng 5 tết, vùng bãi ngang ven biển Xuân Hội (Nghi Xuân) đã tấp nập tàu thuyền cập bến sau 3 tiếng thả lưới trở về. Những thùng cá cháo, cá hố, cá chim… được vận chuyển lên bờ trong niềm vui của ngư dân. Ngư dân Phạm Hồng Vinh (xóm Hội Thái) phấn khởi: “Chỉ vài ngày vui xuân, đón tết ấm cúng bên gia đình, tôi lại chuẩn bị ngư lưới cụ cho thuyền ra khơi. Thời tiết những ngày đầu năm thuận lợi, ngư trường dồi dào nên thuyền nào thuyền nấy đầy ắp hải sản. Riêng ngày mùng 4, mùng 5 tết, tôi cũng đánh bắt được gần tạ cá các loại, cho thu nhập 4-5 triệu đồng”.

ngu dan ha tinh lai hai loc dau xuan moi

Đầu năm trúng lộc biển đã tiếp thêm động lực để ngư dân Thạch Kim (Lộc Hà) tiếp tục vươn khơi.

Vui hơn, những ngày đầu năm, giá hải sản tăng cao, cá cháo tăng gấp 3 lần; cá chim, cá hoa cũng tăng gấp đôi nên ngư dân ai cũng chịu khó bám biển. Ngư dân Lê Phùng (xóm Hội Thủy) cho biết: “Trước tết, cá cháo chỉ bán với giá 50.000 đồng/kg, nhưng đầu năm có lúc lên đến 160.000 đồng; cá hố trước chỉ 30.000 đồng giờ tăng lên 50.000 đồng/kg… Giá tăng cao thế mà hải sản cứ đưa lên bờ là các tiểu thương tranh nhau mua hết”.

Không chỉ ở Xuân Hội, bà con ngư dân Xuân Yên, Xuân Thành, Cương Gián, Xuân Liên cũng xuất quân đánh bắt hải sản từ những ngày đầu năm. Ngoài trúng đậm các loại cá, nhiều tàu công suất lớn ở Xuân Yên còn phấn khởi khi khai thác được hàng tấn ruốc, mang lại thu nhập cao.

ngu dan ha tinh lai hai loc dau xuan moi

Giá tăng nhưng hải sản cứ đưa lên bờ là các tiểu thương tranh nhau mua hết

Rời vùng bãi ngang Nghi Xuân, chúng tôi có mặt tại Cảng cá Cửa Sót (Thạch Kim - Lộc Hà) vào một ngày đầu năm khi các tàu thuyền đánh bắt vùng lộng vừa cập bến. Dường như gương mặt ai cũng ánh lên niềm vui khi trúng đậm hải sản. Mùng 2 tết, ngư dân tuyến khơi, tuyến lộng ở Thạch Kim, Thạch Bằng đã dong thuyền ra khơi, mang về hàng tấn cá đù, cá cơm, ruốc.

Ngư dân Nguyễn Văn Hòa (thôn Long Hải, Thạch Kim) là người nhận được “lộc biển” đầu năm với gần 10 tấn cá đù, chỉ trong 3 ngày đánh bắt. “Thật may, khi tàu của chúng tôi ra biển cách bờ chừng 8-10 hải lý thì gặp được luồng cá đù. Cá đù bơi dày đặc, anh em cho thuyền tiếp cận, quẳng lưới kéo lên hàng tấn cá mà sướng run cả người” - ông Hòa chia sẻ.

ngu dan ha tinh lai hai loc dau xuan moi

Chuẩn bị ngư cụ cho chuyến biển tiếp theo

Ông Biện Ngọc Cường – Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Kim cho biết: Nhờ thời tiết thuận lợi, năm nay, bà con ngư dân xuất hành sớm hơn so với những năm trước. Những tàu đánh bắt vùng khơi vài ngày nữa mới trở về, còn tàu khai thác vùng lộng trong 3 ngày mùng 2, 3 và 4 đánh bắt được hơn 30 tấn hải sản các loại, trị giá hơn 400 triệu đồng.

Sau những ngày đón xuân, vui tết, các thuyền trưởng của những con tàu vỏ gỗ công suất lớn, tàu vỏ thép trên địa bàn Xuân Hội (Nghi Xuân), Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên)… cũng đang tất bật kiểm tra máy móc, trang thiết bị, ngư lưới cụ, chuẩn bị nhu yếu phẩm cho chuyến hành trình khai thác đầu năm. Đầu năm, ngư dân khắp nơi trên địa bàn tỉnh đã may mắn đón nhận được những món quà từ biển cả. Đây chính là tín hiệu vui cho một năm “trời yên, biển lặng”, ngư trường dồi dào để bà con yên tâm ra khơi, bám biển.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.