Ngư dân Nghi Xuân khởi nghiệp thành công từ nuôi lươn không bùn

(Baohatinh.vn) - Khởi nghiệp từ nuôi lươn không bùn, ngư dân Nguyễn Văn Đức ở xã Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) còn thành công khi nuôi lươn sinh sản, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

15.jpg
Hàng chục năm gắn bó với nghề chài lưới ở vùng bãi ngang ven biển xã Xuân Thành, ngư dân Nguyễn Văn Đức (SN 1974, thôn Thành Hải) đã mạnh dạn mở hướng đi mới với mô hình nuôi lươn không bùn.
3.jpg
Ông Đức chia sẻ: Nghề đánh bắt hải sản trên chiếc thuyền nhỏ thu nhập bấp bênh, không ổn định. Sau bao ngày trăn trở, tôi quyết định “thử sức” với nghề nuôi lươn không bùn. “Vạn sự khởi đầu nan”, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng tôi vẫn quyết tâm với lựa chọn của mình”.
13.jpg
Với quyết tâm đó, vào tháng 7/2023, ông “khăn gói” đi tham quan, học hỏi các mô hình nuôi ốc bươu, ếch, cua, lươn… có hiệu quả ở một số tỉnh trong nước. Càng tìm hiểu, nhận thấy nuôi lươn không bùn có ưu điểm không cần diện tích lớn, ít công chăm sóc, thị trường tiêu thụ ổn định nên ông mạnh dạn “khởi nghiệp”.
2.jpg
Sử dụng diện tích đất vườn, ông bắt tay vào đầu tư xây dựng 9 bể nuôi được chia thành 2 khu, trong đó 6 bể lót bạt, 3 bể xi măng có tổng diện tích gần 35 m2. Sau đó, ông bỏ ra số tiền hơn 90 triệu đồng mua gần 2 vạn con lươn giống ở tỉnh Thanh Hóa về nuôi thử nghiệm.
6.jpg
“Sau gần 3 tháng nuôi, lươn giống bị bệnh đường ruột, do bước đầu thiếu kiến thức, nên tôi chữa trị sai cách, lươn chết mất gần 5.000 con” – ông Đức cho biết.
12.jpg
Cũng theo ông Đức, lươn khá mẫn cảm với môi trường nước trong bể. Bởi vậy, hằng ngày phải thay nước 2 lần sau khi cho lươn ăn để đảm bảo nguồn nước luôn sạch thì lươn sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.
8.jpg
Khi lươn còn nhỏ, ông sử dụng thức ăn công nghiệp giúp kiểm soát tốt môi trường, giảm hao hụt, hạn chế được rủi ro. Sau khi lươn trưởng thành, cho ăn tép khô. Đây là thức ăn sẵn có ở vùng biển rất được lươn ưa thích nên phát triển nhanh, khỏe mạnh.
1.jpg
Ấn tượng hơn khi ông Đức đã cho lươn sinh sản thành công. Trên diện tích hơn 15 m2 được thiết kế như môi trường ao nuôi tự nhiên, xung quanh trồng lúa để giữ đất, ở giữa thả bèo cho lươn trú ngụ.
4.jpg
Sau gần một năm, mô hình của ông hiện có khoảng 15.000 con lươn, trọng lượng bình quân từ 3-4 con/kg. Nhiều thương lái đã liên hệ mua với giá từ 110.000 - 130.000 đồng/kg tùy theo kích cỡ. “Tôi đang tiến hành lựa chọn khoảng 1.000 con giống tốt để nuôi lươn sinh sản, số còn lại sau đó sẽ bán ra thị trường” – ông Đức cho hay.
10.jpg
Sau vài tháng nuôi, gần 300 con lươn giống đã đẻ trứng trong ống nhựa và nở ra hàng vạn con lươn giống nhỏ li ti đang được ông tỉ mẩn chăm sóc trong bể ương luôn duy trì sục khí để lươn sinh trưởng tốt. Theo ông Đức, hiện lươn giống có giá khá cao và cho lợi nhuận gấp đôi so với nuôi lươn thương phẩm nên chịu khó tìm tòi, học hỏi để tự sản xuất con giống. Từ đó, sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, phát triển mô hình, nâng cao thu nhập.

Trong quá trình xây dựng mô hình, Hội Nông dân xã Xuân Thành luôn đồng hành hỗ trợ cho hội viên Nguyễn Văn Đức vay vốn khởi nghiệp, kết nối hướng dẫn về quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn, nuôi lươn sinh sản.

Từ thành công của mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên trên địa bàn xã, chính quyền địa phương đã ra mắt, đồng thời tuyên truyền cho các hội viên, người dân trên địa bàn toàn huyện đến tham quan, học hỏi để từ đó nhân rộng. Thuận lợi hơn, khi người dân tham gia sẽ được chủ mô hình trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm và cung cấp con giống tại chỗ nhằm giảm chi phí đầu vào.

Bà Lê Thị Mai Hương – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thành

Đọc thêm

Giấc mơ có thật ở Đỉnh Bàn

Giấc mơ có thật ở Đỉnh Bàn

Không tiếp cận được nguồn nước, bao năm nay, người dân Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) chỉ sản xuất được một vụ lúa xuân. Thế nhưng, năm nay, nhiều hộ mừng rơi nước mắt khi có thêm vụ hè thu với nhiều triển vọng.
Mô hình sinh kế - “bệ đỡ” cho người nghèo Vũ Quang

Mô hình sinh kế - “bệ đỡ” cho người nghèo Vũ Quang

Các mô hình sinh kế không chỉ giúp những hộ khó khăn ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) có điều kiện vươn lên trong cuộc sống mà còn giúp các địa phương trên toàn huyện hoàn thiện, củng cố các tiêu chí nông thôn mới.
 “Thủ phủ” trám ở Hà Tĩnh mất mùa

“Thủ phủ” trám ở Hà Tĩnh mất mùa

Nắng nóng gay gắt kéo dài tại thời điểm trám trổ hoa nên tỷ lệ đậu quả không nhiều, năm nay người trồng ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang đối mặt với một mùa thu hoạch kém vui.
Vẻ đẹp yên bình ở làng quê nông thôn mới Vũ Quang

Vẻ đẹp yên bình ở làng quê nông thôn mới Vũ Quang

Những tuyến đường bê tông rộng rãi, hai bên hàng rào xanh mướt xen lẫn những hàng bưởi đặc sản trĩu quả… là minh chứng rõ nét cho sự thay đổi tích cực ở thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh.
Vụ mùa "kém vui" của vùng dưa non Yên Lạc

Vụ mùa "kém vui" của vùng dưa non Yên Lạc

Sản lượng thấp, trong khi giá bán chỉ dao động từ 3.000 - 3.500 đồng/kg, nhiều hộ dân trồng dưa non tại thôn Yên Lạc (xã Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ngán ngẩm vì mất mùa, "rớt" giá.
Vượt rào cản để “giữ sao”, nâng hạng sản phẩm OCOP

Vượt rào cản để “giữ sao”, nâng hạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ở Hà Tĩnh xây dựng nhiều sản phẩm đặc trưng có lợi thế, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, việc giữ vững và nâng hạng các sản phẩm vẫn còn những khó khăn, thách thức.