Người có lòng tự trọng không đi xin bằng khen

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng trung ương đã nhấn mạnh điều này khi chủ trì hội nghị ngày 23-2 tổng kết năm 2016 và phương hướng năm 2017 của Hội đồng.

nguoi co long tu trong khong di xin bang khen

Thủ tướng nói rằng khen thưởng nên hướng vào người lao động, đồng bào vùng sâu, vùng xa, đừng khen lãnh đạo nhiều quá (trong ảnh: Thủ tướng gặp gỡ công nhân nông nghiệp tại Hà Nam) - Ảnh: LÊ KIÊN

Thủ tướng cho rằng trong thời gian qua trong dư luận, nhân dân có sự phản ứng về những biểu hiện thiếu lành mạnh trong công tác thi đua, khen thưởng.

Việc tuyên truyền về công tác này cũng chưa đúng mức, kịp thời, sinh động, thường xuyên nên chưa làm nổi bật tấm gương người tốt, việc tốt, thậm chí để cho những hình ảnh xấu lấn át.

Thủ tướng nhấn mạnh: "Nếu không đổi mới tốt, không lo làm ăn, không có người tốt, việc tốt thì đất nước sẽ không phát triển thành công. Không có nhân dân ủng hộ thì đất nước sẽ không phát triển thành công. Khen thưởng phải nhắm vào những nhân tố như vậy thì mới trúng, mới công bằng và tính lan toả rộng".

Ông cũng đề cập đến tình trạng khen thưởng chưa chọn được những tấm gương thực sự tiêu biểu, lay động lòng người, công tác khen thưởng nhiều lúc vẫn còn hình thức và “khen lãnh đạo nhiều quá”.

Theo Thủ tướng, lãnh đạo được khen thưởng nhiều quá cũng không nên và có thể xuất phát từ việc có huân huy chương thì thăng tiến, bổ nhiệm dễ hơn. Thi đua khen thưởng phải dành cái gì đó thật ý nghĩa đối với người dân vùng sâu xa, đồng bào dân tộc thiểu số.

"Người tốt thường có lòng tự trọng nên không đi xin bằng khen. Chúng ta phải tìm đến họ để khen thưởng kịp thời, các cơ quan chuyên môn phải làm việc này” - Thủ tướng nói.

Lấy ví dụ từ việc tổ chức giải thưởng nhà nước vừa qua có nhiều xôn xao, Thủ tướng nêu: "Thiếu nhà thơ Xuân Quỳnh, Thu Bồn… được vinh danh lần này là do thủ tục, hay do chủ quan là câu hỏi lớn về cách làm của cán bộ thi đua khen thưởng”.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Thị Hà - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thi đua khen thương trung ương báo cáo: trong năm 2016, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương đã trình Thủ tướng tặng 22 cờ thi đua của Chính phủ và 33 bằng khen của Thủ tướng cho 55 bộ, ban, ngành, địa phương;

Đề nghị phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc cho 102 cá nhân, để lại 42 trường hợp do chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định.

Bà Hà cũng thừa nhận tình trạng một số phong trào hiệu quả chưa cao, chưa đi vào chiều sâu, hình thức và nội dung thi đua chưa phong phú, đa dạng, chưa phát huy hết tác dụng của các phong trào.

Chất lượng công tác khen thưởng tuy đã được nâng lên nhưng cá biệt vẫn có những tập thể, cá nhân được khen thưởng mà thành tích chưa thật tiêu biểu.

Trong công tác khen thưởng chưa tạo được sự chuyển biến trong việc phát hiện các điển hình để khen thưởng kịp thời, khen thưởng cho công nhân, nông dân, người trực tiếp lao động, sản xuất.

Theo Tuổi trẻ

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hà Tĩnh - Viêng Chăn hội đàm hợp tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ

Hà Tĩnh - Viêng Chăn hội đàm hợp tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ

Tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào), Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành hội đàm với Ban Công tác đặc biệt Thủ đô Viêng Chăn để đánh giá kết quả thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ mùa khô năm 2024 - 2025, đồng thời thống nhất một số nội dung phối hợp thực hiện thời gian tới.  
Nhà báo liệt sỹ đầu tiên của nước ta là người Hà Tĩnh

Nhà báo liệt sỹ đầu tiên của nước ta là người Hà Tĩnh

Trong số hơn 400 nhà báo nước ta hy sinh trong chiến tranh, liệt sỹ Trần Kim Xuyến (SN 1921, quê xã Sơn Mỹ cũ, nay là xã Tân Mỹ Hà, Hương Sơn, Hà Tĩnh) là trường hợp hy hữu, mang tính chất đặc biệt. Ông hy sinh khi còn rất trẻ (26 tuổi), lại đang là ĐBQH khóa I và giữ nhiều cương vị quan trọng khác.
Vấn đề hôm nay: Phát huy trí tuệ toàn dân trong sửa đổi Hiến pháp

Vấn đề hôm nay: Phát huy trí tuệ toàn dân trong sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội đang tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, ngành về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Làm thế nào để phát huy trí tuệ toàn dân trong góp ý sửa đổi Hiến pháp ở Hà Tĩnh? Nội dung sẽ được phân tích trong chương trình Vấn đề hôm nay với sự tham gia của 2 khách mời.
Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả tuyên truyền của Báo Hà Tĩnh

Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả tuyên truyền của Báo Hà Tĩnh

Sáng 22/5, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Báo Hà Tĩnh để nghe báo cáo tình hình, kết quả nhiệm vụ thời gian qua và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Cùng dự buổi làm việc có Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Văn Hùng; lãnh đạo Đảng ủy UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Sở VH-TT&DL.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Báo Hà Tĩnh

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Báo Hà Tĩnh

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng ghi nhận Báo Hà Tĩnh luôn bám sát các chủ trương của Trung ương, của tỉnh, đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị.