Người dân Hương Khê khốn khổ vì mùi hôi thối từ điểm thu mua mủ cao su

(Baohatinh.vn) - Hơn 10 năm nay, hàng chục hộ dân ở thôn Thái Yên, xã Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) phải sống khốn khổ vì mùi hôi thối bốc lên từ điểm thu mua mủ cao su của một hộ dân trên địa bàn.

Người dân Hương Khê khốn khổ vì mùi hôi thối từ điểm thu mua mủ cao su

Mủ cao su tập kết tại nhà ông Nguyễn Xuân, thôn Thái Yên, xã Lộc Yên. (Ảnh người dân cung cấp)

Phản ánh của người dân thôn Thái Yên (xã Lộc Yên), điểm thu mua, tập kết mủ cao su của gia đình ông Nguyễn Xuân (trú cùng thôn) thường xuyên bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng tập kết khiến cho cuộc sống của các hộ dân sống gần cạnh bị đảo lộn, ô nhiễm môi trường.

Điều đáng nói, tình trạng này đã kéo dài suốt hơn 10 năm qua tại địa bàn.

Người dân Hương Khê khốn khổ vì mùi hôi thối từ điểm thu mua mủ cao su

Giếng nước của hộ liền kề với kho tập kết mủ cao su hiện không thể sử dụng để phục vụ ăn, uống.

Ông Cao Xuân Dương chia sẻ: “Cứ vào khoảng thời gian từ 17h - 20h và khoảng 1 - 2h sáng hằng ngày, thời điểm gia đình ông Xuân thu gom mủ cao su về tập kết tại nhà hay bốc xếp mủ cao su để vận chuyển đi nơi khác thì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Sự việc kéo dài từ năm này qua năm khác khiến chúng tôi rất bức xúc.

Là hàng xóm láng giềng, ban đầu chúng tôi đến tận nhà góp ý, mong gia đình chuyển kho tập kết mủ cao su xa khu dân cư nhưng vợ chồng ông Xuân không đồng ý. Đặc biệt, kho chứa mủ chỉ cách giếng nước nhà tôi khoảng 10m, hiện nay, gia đình không thể sử dụng để phục vụ ăn, uống”.

Người dân Hương Khê khốn khổ vì mùi hôi thối từ điểm thu mua mủ cao su

Nhà ở của ông Lưu Văn Vĩnh (bên trái) chỉ cách nhà kho khoảng 10m nên chịu ô nhiễm nặng nề.

Theo ông Lưu Văn Vĩnh (trú cạnh), phía sau nhà kho tập kết mủ cao su của ông Nguyễn Xuân có 1 mương thoát nước thải thường xuyên bốc mùi hôi thối. Nhiều lần người dân ở đây còn bắt gặp ông Xuân mang nước thải đổ ra ngoài đồng ruộng. Sự việc này đã được người dân báo lên chính quyền địa phương và xã đã lập biên bản.

Ngoài ra, việc vận chuyển mủ cao su bằng xe máy, xe tải đã làm vương vãi nước thải trên nhiều tuyến đường. Việc này đã khiến rất nhiều người dân ở đây bức xúc vì tình trạng kinh doanh trong khu dân cư gây ảnh hưởng đến môi trường chung và đi ngược lại chủ trương xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Người dân Hương Khê khốn khổ vì mùi hôi thối từ điểm thu mua mủ cao su

Nhà kho tập kết mủ cao su của ông Xuân có diện tích khoảng 15 m2

Từ phản ánh của người dân, chúng tôi đã trực tiếp "mục sở thị" cơ sở thu mua mủ cao su này. Ghi nhận từ thực tế, trong khuôn viên vườn nhà ông Nguyễn Xuân có xây dựng 1 nhà kho có diện tích khoảng 15m2 để tập kết mủ cao su tươi; 1 xe tải được người dân xác nhận là phương tiện vận chuyển mủ cao su tươi từ các nơi về kho tập kết. Khu vực xung quanh có phát sinh mùi hôi khó chịu.

Do bức xúc với việc tập kết mủ cao su gây ô nhiễm môi trường, 14 hộ dân thuộc thôn Thái Yên đã cùng nhau kiến nghị, viết đơn khiếu nại nhiều lần đến các cơ quan chức năng để đề nghị hỗ trợ xử lý. Tuy nhiên, cho đến nay tình trạng này vẫn đang tiếp diễn.

Người dân Hương Khê khốn khổ vì mùi hôi thối từ điểm thu mua mủ cao su

Các hộ dân thôn Thái Yên đã nhiều lần viết đơn kiến nghị lên các cấp đề nghị xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hưng - Chủ tịch UBND xã Lộc Yên cho biết, qua phản ánh của người dân, UBND xã đã nhiều lần tổ chức kiểm tra và qua đánh giá bằng cảm quan, xác nhận tình trạng tập kết mủ cao su tại nhà ông Nguyễn Xuân gây ô nhiễm không khí nặng nề. UBND xã cũng đã tổ chức tuyên truyền, vận động gia đình ông Xuân di dời kho tập kết đến khu vực xa khu dân cư, đảm bảo môi trường tuy nhiên gia đình ông vẫn không thực hiện. UBND xã cũng lập biên bản, xử phạt cảnh cáo, xử phạt hành chính đối với chủ cơ sở nhưng chưa giải quyết triệt để vấn đề.

Theo ông Hưng, việc làm của ông Xuân vi phạm quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên để giải quyết dứt điểm bằng việc yêu cầu cơ sở chấm dứt hoạt động thì chưa có cơ sở pháp lý.

Trong khi đó, chính quyền cấp xã không có năng lực, thiết bị lấy mẫu quan trắc nước thải, quan trắc không khí nên gặp khó khăn trong xử lý. Hiện, xã cũng đã kiến nghị lên các cấp cao hơn để được hướng dẫn xử lý sự việc đúng theo trình tự pháp luật, đảm bảo công bằng và trả lại môi trường sống an toàn cho người dân.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Tiến sĩ Trần Viết Cường và giải pháp sản xuất "vàng đen" trong nông nghiệp

Tiến sĩ Trần Viết Cường và giải pháp sản xuất "vàng đen" trong nông nghiệp

Tiến sĩ Trần Viết Cường cùng nhóm tác giả vừa giành giải nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hà Tĩnh với đề tài: "Lò phân nhiệt sản xuất than sinh học và giấm gỗ phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững". Hãy cùng Báo Hà Tĩnh trò chuyện với Tiến sĩ Trần Viết Cường, giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh về đề tài này.
Mất an toàn từ việc phơi bánh đa nem bên đường

Mất an toàn từ việc phơi bánh đa nem bên đường

Nhiều năm qua, không ít hộ sản xuất bánh đa nem ở Hà Tĩnh vẫn duy trì việc phơi bánh bên lề đường, vừa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa cản trở giao thông và ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
Để học sinh có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa

Để học sinh có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa

Dù là kỳ nghỉ hè nhưng nhiều học sinh ở Hà Tĩnh vẫn phải tất bật tham gia các lớp học thêm. Nhiều em lịch học dày đặc không kém gì năm học chính khóa.
Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).