(Baohatinh.vn) - Dù công việc khá vất vả nhưng đổi lại giá thu mua từ 800.000 – 900.000 đồng/tạ cói khô giúp người dân “ốc đảo” Hồng Lam (Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có thu nhập khá.
Một tuần trở lại đây, vợ chồng ông Hồ Sỹ Hải cùng các hộ dân ở thôn Hồng Lam tất bật vào vụ thu hoạch cói.
Toàn thôn Hồng Lam có 50 ha cói. Cây cói cùng với đậu và lạc là những cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây. Nhiều năm trước, người dân thu hoạch mỗi năm hai vụ cói nhưng vài năm trở lại đây, họ chỉ thu hoạch mỗi năm một vụ.
Cói sau khi cắt sẽ được vận chuyển lên bờ rồi tập kết lại để chẻ làm đôi.
Việc chẻ cói diễn ra ngay trên những cánh đồng. Mỗi máy chẻ thủ công gồm 2 người ngồi hai đầu và phải kéo cói cho thẳng, tránh để cói mất gốc hoặc ngọn. Cói sau khi chẻ sẽ dễ phơi khô và bán được giá hơn.
Để tránh cói bị khô, khó chẻ, người dân sẽ thu hoạch tới đâu thì chẻ tới đó. Trong ảnh: Lán trại được người dân dựng trên cánh đồng, thuận tiện cho công việc chẻ cói.
Cói sau khi chẻ sẽ được đem phơi ngay tại ruộng.
Cói được phơi qua 2 nắng rồi cột thành từng bó để đưa về nhà. Thương lái thu mua mỗi tạ cói khô từ 800.000 - 900.000 đồng rồi xuất bán ra tỉnh Thanh Hoá làm nguyên liệu dệt chiếu và các vật dụng khác. “Với 7 sào cói, vụ mùa trước, gia đình tôi thu 3,5 tấn cói khô, bán được hơn 30 triệu đồng. Dù vất vả nhưng trồng cói có thu nhập cao hơn cây lúa”, ông Hồ Sỹ Hải cho biết.
Công việc khá vất vả nhưng nụ cười luôn hiện hữu trên gương mặt những người dân nơi đây.
Những đồng cói sau khi được cắt gốc, người dân sẽ tiến hành làm sạch cỏ và bổ sung thêm đạm...
... từ các gốc bị cắt trước đó, cây cói non sẽ nhanh chóng mọc trở lại và lớn lên cho vụ tiếp theo.
Các cấp, ngành và người dân ở Hà Tĩnh đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ trồng rừng vụ xuân để "khởi động" hướng tới mục tiêu trồng 9.000 ha rừng sản xuất sau khai thác.
Cấy lúa bằng máy trên cánh đồng 12 ha ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) không chỉ giúp giảm chi phí, ngày công lao động mà còn bảo đảm lúa sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh.
Đến nay, Hà Tĩnh đã cấp được 2.042 giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cho tàu cá “3 không”, không có tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài.
Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tết Nguyên đán đến gần, nông dân Hà Tĩnh đang tập trung chăm sóc, vỗ béo đàn vật nuôi, sẵn sàng cung ứng nguồn thực phẩm phục vụ nhu cầu tăng cao của thị trường.
Nhờ tuân thủ quy trình theo phương pháp hữu cơ, vườn cam bù của anh Phạm Đình Hào (xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) dự kiến thu về tiền tỷ trong dịp Tết này.
Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh đang bước vào đợt gieo cấy tập trung lúa vụ xuân 2025 (từ ngày 10/1 đến 5/2/2025) mang theo niềm tin về một vụ mùa thắng lợi.
Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Gần đến tết Nguyên đán, các lò nấu mật mía truyền thống ở xã Thọ Điền (Vũ Quang – Hà Tĩnh) đang tất bật ngày đêm để cho ra sản phẩm mật mía cung cấp cho thị trường.
Với nhiều ưu điểm như: dễ trồng, dễ chăm sóc, cho lợi nhuận cao… măng tre mạnh tông đang mang lại triển vọng trong phát triển kinh tế cho người dân Can Lộc (Hà Tĩnh).
Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Những ngày đầu năm mới, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) tiếp tục ra quân xây dựng nông thôn mới với mục tiêu sớm đưa huyện nhà “cán đích” nông thôn mới nâng cao.
Các hồ chứa lớn ở Hà Tĩnh như Kẻ Gỗ, Sông Rác, Thượng Tuy, Ngàn Trươi được mở tưới để phục vụ bà con nông dân các địa phương triển khai gieo cấy lúa xuân.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục tập trung khắc phục các hạn chế trong chống khai thác IUU trên địa bàn, góp phần tháo gỡ “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC).
Phong trào xây dựng “nhà sạch, vườn đẹp” đã thay đổi đời sống tinh thần, vật chất của phụ nữ xã Quang Vĩnh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), góp sức cùng toàn xã xây dựng NTM kiểu mẫu.
Nhiều địa phương trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang tập trung tích tụ, chuyển đổi ruộng đất gắn với cải tạo đồng ruộng để sản xuất vụ lúa xuân năm 2025.
Bắt đầu từ 6/1, đoàn sẽ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn Hà Tĩnh.
Năm 2025, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm tiếp tục mở rộng, phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị trồng trọt, chăn nuôi của trên địa bàn Hà Tĩnh.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.
Mặc dù gặp nhiều yếu tố bất lợi nhưng ngành thủy sản cùng người nuôi trồng Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư và có nhiều giải pháp khắc phục linh hoạt nên sản lượng tôm nuôi vẫn tăng.
Từng mẻ cá cháo tươi rói, đắt hàng được đưa lên bờ trong niềm hân hoan của bà con ngư dân vùng biển Nghi Xuân (Hà Tĩnh) trong những ngày đầu năm mới 2025.
Những ngày này, người chăn nuôi ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang tích cực chăm sóc, bổ sung chất dinh dưỡng cho hươu để thu về “lộc” nhung chất lượng trong dịp tết Nguyên đán.
Năm 2024, tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đạt 3,8%; 2 vụ lúa được mùa toàn diện. Hành trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ngày càng rõ nét, bền vững.