Người dân vùng “đất lửa” mong muốn xây dựng bia chứng tích

(Baohatinh.vn) - Sự hy sinh của 8 dân công hỏa tuyến của làng Hà Nam xưa (Can Lộc - Hà Tĩnh) trong kháng chiến chống Mỹ mãi là câu chuyện ngậm ngùi…

d6.jpg
Khu vực hi sinh của 8 liệt sỹ là dân công hoả tuyến làng Hà Nam xưa, cách 2 mố cầu Già cũ (vòng tròn đỏ) khoảng 100m

Dẫu tuổi đã cao nhưng ông Nguyễn Duy Hữu (SN 1936, trú TDP K130, thị trấn Nghèn) nguyên là Xã đội phó xã Tiến Lộc (nay là thị trấn Nghèn) vẫn chưa quên một chi tiết nào của trận "mưa bom" sáng ngày 30/9/1966.

d2.jpg
Ông Nguyễn Duy Hữu - nguyên Xã đội phó xã Tiến Lộc cũ kể lại quá trình ném bom của giặc Mỹ.

"Thời điểm đó, cầu Già cũ (cạnh khu vực đồng lúa của TDP K130) bị địch ném bom gây hư hỏng nặng nên hàng chục dân công hoả tuyến của làng Hà Nam, xã Tiến Lộc (nay là TDP K130 - thị trấn Nghèn, Can Lộc) phải mở đường dẫn xuống phà cho xe quân sự di chuyển.

Khi tôi đang cùng anh em dân công san lấp hố bom, mở đường thì thấy 2 máy bay ném bom của địch bay qua địa phận huyện Can Lộc. Dù chúng đã bay quá địa bàn và chúng tôi đã báo động sơ tán nhưng điều đau thương nhất vẫn đã xảy ra. Chỉ ít phút sau, 2 máy bay của Mỹ bất ngờ quay đầu trở lại và liên tục xả bom sát thương xuống khu vực xung quanh cầu Già. Loạt bom dày đặc khiến 8 dân công hoả tuyến đã nằm lại mãi mãi tại khu vực cách mố cầu Già cũ khoảng 100m và 4 người bị thương nặng. Chúng tôi đã nén đau thương để khâm liệm và bàn giao thi thể các đồng chí cho gia đình", ông Hữu bồi hồi nhớ lại.

d8.jpg
Khu vực cầu Già cũ bị bắn phá trước đây nay chỉ còn lại 2 mố cầu, cách cầu Già mới (phần gạch đỏ) khoảng 50m.

Đến năm 1992, 8 dân công hỏa tuyến hy sinh đã được Nhà nước trao bằng Tổ quốc ghi công. Đó là sự an ủi lớn đối với gia đình các liệt sỹ, đồng thời thêm một lần nhắc nhớ thế hệ cháu con về tinh thần quả cảm của thế hệ trước trong cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc", ông Hữu chia sẻ thêm.

d7.jpg
Ông Nguyễn Duy Hữu (người đeo kính) cùng người nhà liệt sĩ Ngô Thị Thiệp tại khu vực kho lương thực của HTX Tiến Lộc - điểm khâm liệm các liệt sỹ.

8 liệt sỹ đã hy sinh vào ngày 30/9/1966 đều là người dân làng Hà Nam, xã Tiến Lộc (nay là TDP K130, thị trấn Nghèn), do điều kiện thời chiến, thông tin về năm sinh các liệt sỹ không còn lưu lại nữa.

Danh sách 8 liệt sỹ:

1. Liệt sĩ Phạm Tiến Hải

2. Liệt sĩ Ngô Thị Thiệp

3. Liệt sĩ Phạm Thị Em

4. Liệt sĩ Phạm Thị Hợi

5. Liệt sĩ Phan Thị Lệ

6. Liệt sĩ Nguyễn Thị Nguyệt

7. Liệt sĩ Lê Thị Mậu

8. Liệt sĩ Trần Thị Hạnh

Đã gần 55 năm nhưng ký ức về trận bom cướp đi sinh mạng của 8 dân công hoả tuyến làng Hà Nam vẫn khiến người ở lại day dứt khôn nguôi. Hằng năm, cứ vào dịp giỗ các liệt sỹ (15/8 âm lịch), không ai bảo ai, những người dân trong tổ dân phố K130 lại đến gia đình các thân nhân thắp hương tưởng nhớ 8 liệt sỹ. Những câu chuyện của quá khứ lại được thế hệ trước truyền cho thế hệ sau để khắc ghi công ơn và giáo dục con cháu nâng cao trách nhiệm trong học tập, lao động để xây dựng quê hương.

d1.jpg
Câu chuyện về 8 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh luôn in sâu trong sự biết ơn của người dân làng Hà Nam xưa.

Ông Phạm Tiến Hà – con trai liệt sĩ Phạm Tiến Hải chia sẻ: "Mong mỏi của gia đình là tại địa điểm cha tôi và các cô chú hy sinh sẽ được xây dựng bia tưởng niệm. Đây sẽ là chứng tích quan trọng để nhắc nhở, giáo dục thế hệ sau ghi nhớ công ơn của các liệt sỹ".

d5.jpg
Ông Phạm Tiến Hà bên mộ phần của cha mình.

Câu chuyện hào hùng về các liệt sỹ tại làng Hà Nam xưa vẫn được những người cùng thế hệ kể lại nhưng nếu không có bia chứng tích, câu chuyện đó cũng sẽ dễ rơi vào quên lãng. Bởi vậy, không chỉ thân nhân các liệt sỹ mà chính những người dân trên vùng quê này cũng mong muốn xây dựng bia tại địa điểm 8 liệt sỹ hy sinh.

Em Phạm Văn Thiết - đoàn viên thanh niên TDP K130 chia sẻ: "Mỗi lần được nghe các cụ trong tổ dân phố kể lại, tôi luôn cảm thấy xúc động và tự hào. Tuy nhiên, không phải người trẻ nào trong TDP K130 cũng được nghe và nắm rõ thông tin câu chuyện lịch sử này. Bởi vậy, tôi mong rằng, tại địa điểm các liệt sỹ đã hy sinh sẽ sớm có bia chứng tích, tạo nên địa chỉ đỏ cho các thế hệ tiếp nối ghi nhớ, học tập".

Xây dựng bia tưởng niệm 8 liệt sỹ đã hy sinh là mong muốn của người dân TDP K130 trong nhiều năm nay. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đề xuất lên cấp trên xin chủ trương, nguồn lực để có thể sớm hoàn thành tâm nguyện của thân nhân các liệt sỹ cũng như Nhân dân địa phương.

Ông Lê Bá Bảo - Bí thư Chi bộ tổ dân phố K130.

Đọc thêm

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Tết Độc lập với người dân Hà Tĩnh

Tết Độc lập với người dân Hà Tĩnh

Trong không khí háo hức và tự hào đón mừng Quốc khánh, các thế hệ người dân Hà Tĩnh đều nhắc nhớ nhau về nguồn cội, về giá trị của hòa bình, về lịch sử vẻ vang của dân tộc…
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Người thương binh trọn đời khắc ghi lời Bác dặn

Người thương binh trọn đời khắc ghi lời Bác dặn

Đã sang tuổi 86 nhưng khi kể về kỷ niệm được gặp Bác Hồ, thương binh Nguyễn Trọng Châu (SN 1938, thôn Tân Dinh, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn nhớ như in từng chi tiết. Đó luôn là niềm tự hào để ông giáo dục con cháu nỗ lực học tập, lao động, góp sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Mỗi độ tháng Tám về, lòng người Hà Tĩnh thường nghĩ đến những ngày đầu làm cách mạng của cha ông. Trong dòng hồi tưởng ấy, chúng tôi có dịp về thăm một số vùng quê cách mạng nổi tiếng năm xưa.
Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Việc được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh sẽ là cơ sở để các địa phương sở hữu di tích trên địa bàn Hà Tĩnh tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.