Người dân vùng phong tỏa Tân Lâm Hương bình tĩnh “chiến đấu” với dịch bệnh

(Baohatinh.vn) - Dẫu còn đối mặt với nhiều khó khăn nhưng 150 hộ dân đang bị phong tỏa ở thôn Trung Hòa - vùng “tâm dịch” Tân Lâm Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn luôn lạc quan, tin tưởng Hà Tĩnh chiến thắng dịch bệnh Covid-19.

Người dân vùng phong tỏa Tân Lâm Hương bình tĩnh “chiến đấu” với dịch bệnh

Chốt phong tỏa tại thôn Trung Hòa được thành lập sau khi nơi đây xuất hiện các ca dương tính với Covid-19.

Kể từ khi thôn Trung Hòa (Tân Lâm Hương) bị phong tỏa vào tối 8/6, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Tam không thể đếm xuể có bao nhiêu tin nhắn, cuộc gọi mỗi ngày từ 2 con đang ở xa cùng anh em, bạn bè, người thân.

Ông Tam chia sẻ: “Bản thân mình là người trong cuộc, ở giữa “tâm dịch” nhưng vẫn bình tĩnh, không nao núng. Ngược lại, người thân ở xa lại vô cùng sốt ruột. Vì vậy, lần nào liên lạc với họ, tôi cũng bông đùa “bí, mướp, rau vặt, cà chua... trong vườn nhà vẫn còn nhiều lắm, đủ sức duy trì cả mấy tháng trời. Gà đầy trong chuồng, trứng luôn đầy rổ, gạo đầy chum... Nghe thế, mọi người mới yên tâm”.

Người dân vùng phong tỏa Tân Lâm Hương bình tĩnh “chiến đấu” với dịch bệnh

Vườn rau của gia đình ông Trần Y Vinh đủ cung cấp thực phẩm trong những ngày phong tỏa.

Những ngày trong vùng phong tỏa, điện thoại của các thành viên trong gia đình ông Trần Y Vinh cũng bận rộn chẳng khác nào “đường dây nóng”. Một số bạn bè hiện đang công tác trong ngành y tế tại nhiều địa phương khác nhau liên tục nhắn tin, gọi điện, nhắc nhở, hướng dẫn phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm mọi khuyến cáo của Bộ Y tế.

“Ban đầu bản thân tôi còn có chút lo lắng, nhưng sau 4 ngày sống trong vùng phong tỏa, cùng với sự quan tâm, động viên của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng, chúng tôi cũng đã quen, chỉ mong dịch bệnh sớm qua đi...”, ông Vinh tâm sự.

Người dân vùng phong tỏa Tân Lâm Hương bình tĩnh “chiến đấu” với dịch bệnh

Hai con trai anh Nguyễn Văn Dũng thường xuyên đọc sách trong lúc rảnh rỗi (ảnh do gia đình cung cấp).

Đọc sách và thường xuyên tìm hiểu cách thức hướng dẫn về phòng dịch cũng là thói quen các thành viên trong gia đình anh Nguyễn Văn Dũng duy trì suốt 4 ngày qua.

Anh Dũng bộc bạch: “Tôi rất vui khi chứng kiến 2 con ý thức cao đối với công tác phòng, chống dịch. Hai anh em thường xuyên nhắc nhở nhau, cập nhật với bạn bè qua mạng về tình hình dịch bệnh. Dù cuộc sống tại vùng phong tỏa ít nhiều thay đổi nhưng chúng tôi luôn yên tâm bởi bên mình còn có sự sát cánh của cộng đồng, của xã hội”.

Người dân vùng phong tỏa Tân Lâm Hương bình tĩnh “chiến đấu” với dịch bệnh

Đường làng, ngõ xóm tại thôn Trung Hòa trở nên vắng vẻ sau khi bị phong tỏa.

Những ngày phong tỏa, cuộc sống của 150 hộ dân trong thôn thay đổi khá nhiều. Ngày trước, khi trời còn chưa rõ mặt người, bà con trong thôn đã í ới gọi nhau ra đồng. Tiếng bọn trẻ cười đùa, rượt đuổi trong những ngày nghỉ hè râm ran cả xóm nhỏ. Chiều đến, vài cụ ông lại hẹn nhau cân tài, đọ sức trên những bàn cờ tướng. Tranh thủ những lúc rảnh rỗi, các mẹ, các chị tụm năm, tụm bảy trò chuyện, tâm sự.

Còn giờ đây, tất cả sinh hoạt của 715 con người của 150 hộ dân trong thôn đều gói gọn trong phạm vi từ nhà ra vườn và chỉ bước chân ra ngõ đối với trường hợp thực sự cần thiết. Nếu buộc phải nhận đồ từ bên ngoài, họ không quên đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay sát khuẩn sau khi hoàn thành giao dịch để đảm bảo an toàn. Mọi người đều hiểu, trong thời điểm diễn biến dịch bệnh phức tạp như hiện tại, việc tuân thủ của mỗi cá nhân sẽ góp phần to lớn vào cuộc chiến chống Covid-19 của cả cộng đồng.

Người dân vùng phong tỏa Tân Lâm Hương bình tĩnh “chiến đấu” với dịch bệnh

Các quán ăn trên địa bàn cũng đã đóng cửa.

Trưởng thôn Trung Hòa Trần Văn Hùng cho biết: "Công tác phòng, chống dịch thường xuyên được Ban Chỉ đạo xã Tân Lâm Hương triển khai, quán triệt tới các thôn nên khi xuất hiện trường hợp dương tính, tiểu ban chỉ đạo phòng, chống dịch thôn Trung Hòa khá chủ động khi thực hiện nhiệm vụ.

Cùng với việc đẩy nhanh công tác tuyên truyền, nhắc nhở bà con, chúng tôi còn chỉ đạo 12 tổ liên gia vào cuộc, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các khuyến cáo về phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, các tổ liên gia có trách nhiệm phối hợp với nhân viên y tế hướng dẫn các trường hợp F2 đang cách ly tại nhà; vận động bà con tiếp tục phát huy vai trò “tuyên truyền viên” nhắc nhở anh em, người thân của mình tự giác khai báo y tế, vừa giúp lực lượng chức năng thuận tiện trong việc truy vết, vừa góp phần hạn chế lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng.

Dù vẫn còn lắm vất vả ở phía trước song Nhân dân thôn Trung Hòa nói riêng và toàn xã Tân Lâm Hương nói chung sẽ tiếp tục đồng hành, sát cánh cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch, chung tay đẩy lùi Covid-19".

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.