Người phụ nữ gần 30 năm “thắp lửa” cho các phong trào

(Baohatinh.vn) - Bằng sự tâm huyết, bà Thân Thị Hương - Bí thư Chi bộ thôn Phúc Sơn, xã Sơn Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn trở thành người “thắp lửa” cho các hoạt động phong trào ở địa phương.

Người phụ nữ gần 30 năm “thắp lửa” cho các phong trào

Bà Thân Thị Hương (bên phải) - Bí thư Chi bộ thôn Phúc Sơn

Hơn 23 năm làm cán bộ xã Sơn Lộc, bà Thân Thị Hương đã đảm nhận nhiều công việc như: phụ trách thuỷ nông, DS & KHHGĐ. Năm 2017, sau khi nghỉ chế độ, bà được tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ thôn Phúc Sơn.

Phát huy vai trò của một đảng viên, một bí thư chi bộ, bà Hương luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, đảm nhận nhiều phần việc quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới của thôn.

Dấu ấn đậm nét trong vai trò bí thư chi bộ thôn của bà Hương thể hiện ở việc triển khai thực hiện Nghị quyết 01 - NQ/HU về tập trung, tích tụ ruộng đất của Ban Thường vụ Huyện ủy Can Lộc.

Đầu năm 2023, thôn Phúc Sơn bước vào thực hiện chủ trương tập trung, tích tụ ruộng đất, nhưng do chưa nhận thức đầy đủ, thấu đáo nên nhiều người dân chưa thực sự đồng thuận trong quá trình triển khai. Với vai trò là Trưởng ban Chuyển đổi ruộng đất của thôn, bà Hương đã chủ trì nhiều cuộc gặp gỡ, tuyên truyền, kiên trì phân tích để người dân hiểu vai trò, tác động của chủ trương lớn đối với phát triển nền kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân. “Mưa dầm thấm lâu”, dần dần, người dân thôn Phúc Sơn đã thấu hiểu, đồng thuận, hăng hái thực hiện.

Kết quả, năm 2023, thôn Phúc Sơn đã hoàn thành chỉ tiêu tích tụ 11 ha đất nông nghiệp, đồng thời dần chuyển từ thói quen sản xuất nhỏ lẻ thành sản xuất tập trung với quy mô lớn.

Người phụ nữ gần 30 năm “thắp lửa” cho các phong trào

Mô hình “Ngôi nhà trí tuệ” được xây dựng từ sự hỗ trợ của các cấp và sự đóng góp của người dân.

Để huy động nguồn lực trang bị thêm các hạng mục tại nhà văn hóa thôn, bà Hương đã tuyên truyền, vận động để bà con nhân dân hiểu được giá trị, lợi ích mà “Ngôi nhà trí tuệ” mang lại cho đời sống tinh thần của người dân, kêu gọi con em xa quê chung tay giúp đỡ.

Do đó, trong một thời gian ngắn, thôn đã huy động được hơn 100 triệu đồng, kết hợp với 100 triệu đồng được tỉnh, huyện hỗ trợ, nhà văn hóa thôn Phúc Sơn đã được trang bị đầy đủ các hạng mục như: bàn ghế, góc truyền thống, góc đọc sách, ti vi, máy tính kết nối internet... Nơi đây trở thành địa điểm sinh hoạt văn hóa yêu thích của người dân ở mọi lứa tuổi trong thôn.

Người phụ nữ gần 30 năm “thắp lửa” cho các phong trào

Thôn Phúc Sơn về đích khu dân cư kiểu mẫu năm 2021.

Bên cạnh làm tròn vai trò bí thư chi bộ, bà Hương còn tích cực “thắp lửa” cho hoạt động phong trào thiện nguyện, văn nghệ thể thao.... ở địa phương. Từ năm 2021 - 2023, bà đã cùng đồng chí trong chi bộ vận động được gần 100 triệu đồng chăm lo tết cho người nghèo; huy động hàng trăm triệu đồng hỗ trợ xây nhà, trao quà cho các gia đình hoàn cảnh khó khăn; tổ chức giải thể thao...

Anh Đặng Bá Lý - người dân thôn Phúc Sơn chia sẻ: "Bà Hương là người rất trách nhiệm, nhiệt huyết với phong trào, gần gũi với bà con xóm làng. Từ sự vận động, tuyên truyền của bà, người dân Phúc Sơn đã tích cực tham gia, đóng góp xây dựng nông thôn mới và đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Người phụ nữ gần 30 năm “thắp lửa” cho các phong trào

Với những đóng góp của mình, bà Hương được nhận nhiều bằng khen của huyện, xã.

Từ sự năng nổ, tâm huyết của người đứng đầu, sự đồng thuận của Nhân dân, năm 2021, thôn Phúc Sơn về đích khu dân cư kiểu mẫu; đạt danh hiệu “Làng văn hoá”.

Với những đóng góp của mình, bà Hương nhiều năm được nhận giấy khen của UBND huyện Can Lộc, UBND xã Sơn Lộc; là đảng viên có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng...

Bà Thân Thị Hương là một cán bộ nhiệt tình, trách nhiệm với công việc; luôn là người tiên phong, biết cách tổ chức, tuyên truyền để thực hiện có hiệu quả các phong trào. Sự nỗ lực, cống hiến của bà đã truyền cảm hứng, tinh thần nhiệt huyết tới các đồng chí trong chi độ, tạo nên sức mạnh đoàn kết để từ đó phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân trong xây dựng, phát triển quê hương.

Ông Đặng Hồng Kiệm - Bí thư Đảng ủy xã Sơn Lộc

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.