Nguồn vốn huy động ngân hàng đạt khoảng 108.064 tỷ đồng

(Baohatinh.vn) - Tính đến ngày 30/8/2024, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Tĩnh đạt khoảng 108.064 tỷ đồng, tăng 7,5% so với thời điểm cuối năm 2023.

Năm 2024, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đặt mục tiêu tăng trưởng huy động vốn từ 14% trở lên so với năm 2023. Theo đó, công tác huy động vốn trên địa bàn luôn được ngành triển khai đồng bộ các giải pháp, nhờ đó, nguồn vốn huy động trên địa bàn có sự tăng trưởng tốt.

0978.jpg
Năm 2024, ngành ngân hàng Hà Tĩnh đặt mục tiêu tăng trưởng huy động vốn từ 14% trở lên so với năm 2023

Cụ thể, khối ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước như: Agribank, BIDV đã linh hoạt áp dụng các chương trình tiết kiệm dự thưởng với nhiều phần quà giá trị lớn đã thu hút sự tham gia của khách hàng. Khối ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh lại chú trọng thiết kế và triển khai khung lãi suất huy động vốn hấp dẫn kèm theo các phần quà có giá trị.

Đặc biệt, từ tháng 4/2024 lại nay, nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi đã kéo theo lượng tiền gửi từ dân cư tăng lên.

4-7403.jpg
Huy động vốn tăng trưởng là nguồn lực quan trọng để các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay phục vụ nền kinh tế những tháng cuối năm.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh, tổng nguồn vốn huy động toàn ngành tính đến ngày 31/8/2024 đạt khoảng 108.064 tỷ đồng, tăng khoảng 7,5% so với cuối năm 2023.

Đây là nguồn lực quan trọng để các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh đẩy mạnh cho vay phục vụ nền kinh tế trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể đang "tăng tốc" đầu tư để sớm hoàn thành kế hoạch sản xuất – kinh doanh đã đặt ra trong năm 2024.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.