Nguy cơ mất an toàn từ việc kéo điện ra sông Nghèn đánh bắt thủy sản

(Baohatinh.vn) - Những đường dây điện tạm bợ kéo ra giữa sông Nghèn (đoạn qua địa phận các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và TP Hà Tĩnh) để chiếu sáng cho những chiếc vó đánh bắt thủy sản đang gây mất an toàn, cản trở hàng hải và thất thoát điện năng.

Nguy cơ mất an toàn từ việc kéo điện ra sông Nghèn đánh bắt thủy sản

Những chiếc vó khai thác thủy sản dày đặc trên vùng hạ du sông Nghèn, kéo theo đó là hệ thống dây điện tạm bợ chằng chịt phục vụ đánh bắt. (Ảnh chụp đoạn gần bara Đò Điệm, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà)

Nhiều người dân làm nghề sông nước ven khu vực hạ lưu sông Nghèn (chạy từ bara Đò Điệm đến Cửa Sót) hoặc có tàu thuyền hay qua lại khu vực này đang lo lắng, bất an trước tình trạng những đường điện tạm bợ được kéo chằng chịt ra giữa sông. Vì kế sinh nhai của các bạn nghề, họ không thể phàn nàn hay phản ánh lên các cơ quan chức năng yêu cầu xử lý nhưng lúc nào cũng phân tâm, lo lắng vì có thể gặp sự cố nguy hiểm bất cứ khi nào.

Nguy cơ mất an toàn từ việc kéo điện ra sông Nghèn đánh bắt thủy sản

Những cột mét cắm xiêu vẹo giữa sông vừa là cột điện vừa là cột neo thuyền giữa sông. (Ảnh chụp đoạn qua xã Mai Phụ)

Cách đây 4 ngày, trên đường đi sản xuất từ biển về nhà, 3 thuyền viên trên thuyền làm nghề te của anh Nguyễn Công H. ở thôn Đông Hà 1, xã Thạch Long (Thạch Hà) suýt bị điện giật. Nguyên do là vì trời tối, thuyền chạy với tốc độ nhanh để tránh mưa nên vướng vào đường dây điện của một hộ làm nghề vó ở xã Hộ Độ (huyện Lộc Hà) mới bị giông lốc làm đổ ngang mặt nước.

Rất may, đường dây đang có điện bị kéo đứt không vướng vào ngư dân nào, chỉ nằm vắt ngang trên thuyền, sau đó rơi xuống sông rồi chập cháy. Ai nấy đều rùng mình khiếp sợ và cảm thấy bản thân đã gặp may mắn.

Nguy cơ mất an toàn từ việc kéo điện ra sông Nghèn đánh bắt thủy sản

Những chiếc bóng đèn treo lủng lẳng nằm trên những đường dây điện mỏng manh và các cột chống chắp nối nên nguy cơ mất an toàn rất cao. (Ảnh chụp đoạn qua xã Thạch Sơn).

Theo anh H., dù bản thân đã rất quen với địa hình, địa vật trên đường đi sản xuất nhưng vẫn không thể lường trước được các tình huống vì sự cố có thể xẩy ra bất cứ khi nào, nhất là gặp trời giông lốc, mưa bão. Những đường điện tạm bợ kéo ra giữa sông này không chỉ ảnh hưởng đến an toàn hành lang lưới điện (thường kéo qua các khu rừng ngập mặn), an toàn sử dụng mà nó còn cản trở lưu thông hàng hải, thất thoát điện năng và mất mỹ quan trên sông nước.

Nguy cơ mất an toàn từ việc kéo điện ra sông Nghèn đánh bắt thủy sản

Những bóng đèn quên tắt trong những chiếc vó giữa sông và những cọc cần vó đã được biến thành cột điện. (Ảnh chụp đoạn qua xã Thạch Sơn).

Trong quãng đường sông dài hơn 7 km từ bara Đò Điệm xuống Cửa Sót, người dân ở các xã Thạch Sơn, Thạch Long, Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà), Mai Phụ, Hộ Độ (Lộc Hà) và Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) đã làm cả trăm cần vó đánh bắt cá giữa sông. Tất cả đều kéo điện ra để phục vụ sinh hoạt trong lán (đóng ven sông) và thắp sáng trong vó nhằm thu hút tôm, cá chạy vào. Trong đó, có những đoạn sông có nhiều vó, dây điện kéo dày đặc nhất là khu vực qua xã Thạch Sơn.

Nguy cơ mất an toàn từ việc kéo điện ra sông Nghèn đánh bắt thủy sản

Những bóng đèn điện hàng trăm oát sáng cả ngày lẫn đêm trên sông. (Ảnh chụp đoạn qua địa bàn xã Hộ Độ).

Để có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, người dân đã kéo điện 2 pha từ các đường dây điện phục vụ sinh hoạt trong các khu dân cư ra giữa sông, mỗi đường dây có chiều dài khoảng 100 – 250m. Ngoài dây dài thì hệ thống cột treo dây rất tạm bợ (được dựng bằng cây tre, cây mét), thậm chí phải chắp nối vì đã bị gãy hoặc không đủ chiều cao nên khả năng chống chịu hạn chế, không đảm bảo an toàn, nhất là trước mưa bão, triều cường.

Điểm đến cuối cùng của các đường dây là những bóng đèn có công suất từ 200W – 500W được bố trí ngay giữa vó để tạo ánh sáng dẫn dụ tôm cá vào. Bóng đèn chỉ nằm cách mặt nước khoảng 40 cm (khi đã hạ vó xuống sông chờ cá vào) nên rất nguy hiểm bởi triều cường thay đổi thường xuyên, mưa lốc có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bóng điện rất dễ chạm xuống nước...

Nguy cơ mất an toàn từ việc kéo điện ra sông Nghèn đánh bắt thủy sản

Những chiếc cọc tre xiêu veo, ngả nghiêng dùng để kéo các đường điện sản xuất ra sông. (Ảnh chụp đoạn qua xã Thạch Hạ).

Thực trạng này rất nguy hiểm nên ngành điện, lực lượng chức năng đường thủy và chính quyền các địa phương có liên quan cần kiểm tra, xử lý để đảm bảo an toàn về mọi mặt.

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Rác thải chất đống trên tuyến đê La Giang

Rác thải chất đống trên tuyến đê La Giang

Rác thải chất đống tại nhiều vị trí dọc theo tuyến đê La Giang (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Giăng lưới ven sông "đón lõng" chim trời

Giăng lưới ven sông "đón lõng" chim trời

Dựa vào địa thế ven sông, cây cối um tùm, người dân Tân Lâm Hương (TP Hà Tĩnh) đã giăng lưới bẫy chim trời khiến nhiều loại chim bị tiêu diệt, trong đó một số loại chết khô trên lưới.
Tôi đi mua thuốc diệt chuột...

Tôi đi mua thuốc diệt chuột...

Không khó để tìm mua các loại thuốc diệt chuột tại các địa phương ở Hà Tĩnh và dễ nhận thấy là nhiều loại không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc.
Bán hàng kiểu mini game hay đỏ đen trá hình!?

Bán hàng kiểu mini game hay đỏ đen trá hình!?

Gần đây, một số shop ở Hà Tĩnh đang rộ lên phong trào bán hàng theo hình thức tổ chức mini game, thử vận may của khách hàng để mua món hàng với giá chỉ vài chục nghìn đồng.
Rác "án ngữ" cổng làng ở Thạch Hà

Rác "án ngữ" cổng làng ở Thạch Hà

Đầu đường vào thôn Đông Hà 2 cũng là khu vực đặt cổng chào của giáo xứ Lộc Thủy (xã Thạch Long, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang thành nơi tập kết rác.
Đừng làm mất vẻ đẹp tà áo dài truyền thống

Đừng làm mất vẻ đẹp tà áo dài truyền thống

Tết Nguyên đán cận kề, nhiều người dân Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung lựa chọn chụp ảnh cùng áo dài truyền thống, song mỗi người cần lựa chọn trang phục, cách tạo dáng phù hợp.